Đến Gia Lai, bạn đừng quên khám phá thành phố Pleiku đầy nắng và gió, vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa lâu đời và lòng hiếu khách của đồng bào Tây Nguyên.
Đồi cỏ vàng xã Glar: Từ trung tâm TP. Pleiku, bạn chạy xe thẳng quốc lộ 19 tới bùng binh trung tâm thị trấn Đắk Đoai, rẽ phải là đường vào xã Glar. Đi vào khoảng 500 m, bạn sẽ bắt gặp cảnh đẹp hoang sơ, yên bình của đồi cỏ cháy. Ảnh: Huyen Chen.
Thời tiết phố núi chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đồi cỏ hồng ở xã Glar biến thành đồi cỏ vàng cháy rộng mênh mông. Nắng chiều hoàng hôn nhuộm lên cánh đồng cỏ môt màu vàng mật rực rỡ, lạc đến đây du khách sẽ không thôi trầm trồ, thương nhớ. Ảnh:
Huyen Chen.
Biển hồ chè: Biển hồ chè là địa điểm bạn không nên bỏ qua khi đặt chân tới Pleiku. Địa điểm có sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và đồi chè xanh ngát. Bất cứ du khách nào đến đây đều có cảm giác thoải mái, bình yên khi đứng giữa vườn chè thênh thang, tận hưởng làn gió mát rượi và không khí trong lành nơi đây. Ảnh: Huyen Chen.
Chùa Bửu Minh: Ngôi chùa nằm giữa đồi chè tọa lạc ở xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah), cách trung tâm thành phố Pleiku hơn 15 km về phía bắc. Chùa có kiến trúc Phật giáo độc đáo, gần như hình vuông, mái cong mềm, có độ dốc như mái nhà rông Tây Nguyên. Ảnh: Huyen Chen.
Tôi tưởng như mình đang đi trên con đường đất đỏ lãng mạn của trời Âu pha lẫn màu nâu của thân cây cao su, bầu trời xanh biếc và điểm xuyết lá vàng, úa đỏ sắp rơi, rụng trở về đất mẹ thiên nhiên. Ảnh: Huyen Chen.
Công nhân nông trường cạo mủ cao su. Ảnh: Huyen Chen.
Một nét đẹp khác khi ta nhớ về phố núi là bạt ngàn những hàng thông cao vút, vươn thẳng lên bầu trời đón nắng vàng lộng lẫy trải dài khắp hai bên đường. Ảnh: Huyen Chen.
Biển hồ T"Nưng: "Đôi mắt Pleiku" chính là biển hồ T"Nưng, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Mặt hồ xanh trong màu ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên. Đường xuống hồ đẹp, uốn lượn được bao phủ bởi nhiều hàng thông xanh ngút ngàn. Thiên nhiên hữu tình, thơ mộng đã quyến rũ nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh. Ảnh: Ngô Thành Công.
Đầu năm du khách có thể ghé thăm buôn làng và tham gia nhiều lễ hội văn hóa của người Ba Na, người Gia Rai như lễ hội đâm trâu, hội đua voi, lễ bỏ mả... Khi đêm xuống, giữa đại ngàn bao la, bạn sẽ cảm nhận được hơi ấm tình người, hiếu khách của đồng bào Tây Nguyên. Sẽ thật may mắn cho bạn được nghe già làng kể chuyện về truyền thuyết hồ T"Nưng, về buôn làng, thưởng thực rượu cần cay nồng xen lẫn vị ngọt của núi rừng. Ảnh: Ngô Thành Công.
Ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân và du khách về đền Chợ Củi (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) du xuân, chiêm bái cầu cho một năm mới mưa thuận gió hoà, sức khoẻ, bình an.
Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Táo Quân 2025 sau khi phát sóng trên VTV đã nhận được sự quan tâm của nhiều khán giả. Theo đó, đa phần dành lời khen ngợi cho chương trình vì khai thác các vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội.
Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Khoảnh khắc cô cháu nhỏ cùng ông ngoại đi chợ Tết ở Hà Tĩnh đã mang đến một hình ảnh bình dị, thân thương, khiến cộng đồng mạng "thổn thức" nhớ về những kỷ niệm xưa cũ.
Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh và đón nhận bằng vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã để lại nhiều dư âm tốt đẹp. Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu những chia sẻ của nhà văn Đức Ban - tác giả kịch bản “Trăm năm ngàn năm Hải Thượng Lãn Ông”.
Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Từ những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các nhà hảo tâm, ngày Tết Ất Tỵ của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) rộn ràng, ấm cúng hơn.
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - "Bộ tứ báo thủ" - không "nặng đô" như "Mai" và có thể thua về doanh thu.
Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Đại sứ các nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ hát bằng tiếng Việt ca khúc "Năm qua đã làm gì" cùng dàn hợp xướng Gió Xanh để mừng năm mới Ất Tỵ.
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Linh vật rắn chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 tại chùa Phổ Độ (xã Hộ Độ, TP Hà Tĩnh) được các nghệ nhân hoàn thành trong 1 tháng với tạo hình thú vị, hấp dẫn du khách tham quan.
Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.
Mỗi chiếc xe phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954-1969 là một bảo vật, là một câu chuyện lịch sử lưu giữ giá trị đặc biệt sâu sắc đối với quốc gia, dân tộc và tình cảm hữu nghị quốc tế.
Chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” với những tiết mục hết sức đặc sắc đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia và đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả.
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Nam có tựa đề "Sống dậy một hồn quê" đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả về người nhạc sỹ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật Hà Tĩnh và đất nước.