Trước thềm vụ xuân 2025, các địa phương ở Hà Tĩnh đồng loạt ra quân dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất với khí thế sôi nổi nhằm hình thành vùng sản xuất quy mô lớn.
Tranh thủ khi đồng ruộng chưa vào vụ sản xuất, các địa phương ở Hà Tĩnh đang đồng loạt ra quân dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn.
Đức Liên là địa phương đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) triển khai phá bờ vùng, bờ thửa trên diện tích gần 70 ha nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất, giảm số thửa trên một cánh đồng.
Vụ lúa xuân 2023 gần chạm đích thu hoạch trong niềm hân hoan của biết bao người nông dân Hà Tĩnh khi năng suất đạt kỷ lục. Và quan trọng hơn, kết quả của quá trình chuyển đổi, tích tụ ruộng đất đang làm thay đổi nếp nghĩ, tập quán sản xuất lẫn tư duy hàng hóa của bà con nông dân.
Can Lộc là địa phương đầu tiên của Hà Tĩnh thực hiện tích tụ ruộng đất. Vụ xuân năm nay, cánh đồng tập trung trên diện tích hơn 3.300 ha dự kiến cho năng suất lúa bình quân đạt từ 65 - 70 tạ/ha.
Thực hiện phong trào “Dân vận khéo” gắn với xây dựng NTM, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã huy động được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trên tất cả các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
Đón xuân năm nay, người dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) phấn khởi hơn với cuộc “cách mạng” mới được kết hợp từ ý Đảng và lòng dân trên mỗi cánh đồng, từng thửa ruộng và cùng kỳ vọng vào những bước chuyển mang tính đột phá để có thêm nhiều vụ mùa bội thu.
Cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đang công tác và đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn đã có nhiều đóng góp, cống hiến to lớn vào tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Từ thành công của việc chuyển đổi ruộng đất tại thôn Hòa Hợp - xã Kỳ Văn, vụ xuân 2023, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích dồn điền đổi thửa tại thôn Nam Tiến - xã Kỳ Bắc. Nông nghiệp Kỳ Anh đang hướng đến một nền sản xuất hàng hóa, hiện đại, hiệu quả cao.
Những ngày này, trên nhiều cánh đồng Hà Tĩnh, hàng loạt máy móc đang rầm rộ hoạt động để đẩy nhanh tiến độ phá bờ vùng bờ thửa, chuyển đổi ruộng đất, chuẩn bị cho vụ xuân 2023.
21 xã, thị trấn của huyện Thạch Hà đang tích cực cải tạo nâng cao chất lượng, tập trung ruộng đất xây dựng cánh đồng lớn với quy mô 450 ha nhằm đạt mục tiêu của năm 2022 theo phương án đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt.
Vụ xuân này, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên 130 ha, đưa tổng diện tích xây dựng cánh đồng lớn của toàn huyện lên 245 ha.
Từ vụ xuân 2022, "cuộc cách mạng” ruộng đất ở Can Lộc (Hà Tĩnh) bước sang giai đoạn mới, triển khai đồng bộ trên toàn huyện với mục tiêu vừa chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi chủ, vừa xây dựng cánh đồng lớn tập trung và tiệm cận tích tụ ruộng đất. Hành trình này sẽ chuẩn bị cho huyện lúa thêm một bước vững chắc để tiến tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh, trên cơ sở quyết định giao chỉ tiêu định hướng, kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở NN&PTNT, UBND các cấp huyện, xã cụ thể hóa xây dựng, tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến các nội dung của kế hoạch, đề án sản xuất đến tận cơ sở, người sản xuất.
Phát huy cao vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên, trên cơ sở cách làm linh hoạt và sáng tạo, thôn Hòa Hợp, xã Kỳ Văn (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang triển khai thí điểm “cuộc cách mạng” dồn điền đổi thửa trên 100% diện tích trước ngày xuống giống vụ xuân năm 2022.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã thực hiện tập trung ruộng đất, phá bờ vùng bờ thửa trên diện tích gần 800 ha, đạt hơn 200% kế hoạch đề ra.
Đến nay, người dân thôn Đất Đỏ, xã Thường Nga (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã quy hoạch thành công cánh đồng thửa lớn rộng 30 ha. Kết quả đó có vai trò tiên phong và sự kiên trì tuyên truyền, vận động của Trưởng thôn Nguyễn Thị Hà.
Mưa lũ vừa qua, người dân Can Lộc (Hà Tĩnh) khẩn trương xuống đồng, huy động máy móc, nhân lực phá bờ vùng, bờ thửa, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn. Dự kiến có 500 ha lúa sẽ hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất để triển khai sản xuất vụ xuân 2021.
Trên xứ đồng của thôn Khang và thôn Nguyên ở xã Thạch Liên (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), gần 300 người dân tất bật cùng nhau phá bỏ ô thửa nhỏ, hình thành những cánh đồng lớn để chuẩn bị sản xuất vụ xuân 2021.
Với nguồn thu mỗi năm hơn trăm triệu đồng, mô hình trang trại tổng hợp giữa vùng đồng trũng mênh mông của vợ chồng chị Nguyễn Thị Sơn (thôn Tây Bắc, Thường Nga, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng đi mới về dồn điền đổi thửa cho người dân nơi đây.