Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Vụ lúa xuân 2023 gần chạm đích thu hoạch trong niềm hân hoan của biết bao người nông dân Hà Tĩnh khi năng suất đạt kỷ lục. Và quan trọng hơn, kết quả của quá trình chuyển đổi, tích tụ ruộng đất đang làm thay đổi nếp nghĩ, tập quán sản xuất lẫn tư duy hàng hóa của bà con nông dân.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Niềm vui của người nông dân bên cánh đồng vàng bội thu.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh
Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Khung cảnh rộn ràng khắp đồng trên, xóm dưới vào mùa gặt.

Gắn bó với ruộng đồng gần hết cuộc đời, ông Phạm Văn Hưng (thôn Lương Hội, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc) không thể nhớ nổi mình đã đi qua biết bao nhiêu mùa lúa chín. Nhưng với ông, sự thấp thỏm mong chờ cây lúa phát triển đến niềm hạnh phúc khi nhìn bao công sức kết thành bông lúa trĩu nặng trên tay vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí. Ông Hưng chia sẻ: “Cứ nghe tiếng máy gặt trên đồng ruộng là tôi lại thấy phấn khởi trong lòng. Vụ này áng chừng phải được trên 4,1 tạ/sào đối với Nếp 98, lúa xuân chưa bao giờ được mùa như thế. Những bì lúa còn nóng hôi hổi được chuyển nhanh lên bờ, rồi “vần” lên xe ba gác đưa ra điểm tập kết bán cho thương lái, thu về hơn 30 triệu đồng”.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Hương lúa mới tỏa ra ngào ngạt trên tay người nông dân huyện Cẩm Xuyên.

Từ Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà đến Can Lộc rồi ngược lên Đức Thọ, Hương Sơn, bà con nông dân đang cùng những cỗ máy gặt đập liên hợp tốc lực chạy đuổi tiến độ thu hoạch những diện tích lúa xuân cuối cùng với với niềm vui được mùa. Mùi lúa mới ngai ngái trên tay người nông dân, mùi rơm thơm nồng làm dậy ngát khắp cả các làng quê. Với vựa lúa Đức Thọ, vụ thu hoạch năm nay thật đặc biệt vì năng suất bình quân toàn huyện ước đạt 64 tạ/ha, phá kỷ lục từ trước đến nay. Những chiếc máy gặt đập liên hợp chạy ầm ù từ sáng sớm đến tận tối khuya. Bà con nông dân người bận rộn theo chân máy đón lúa về nhà, người tất bật trau phơi, dọn dẹp rơm, rạ.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Thảm lúa vàng óng như rót mật trước khi thu hoạch của nông dân xã Vượng Lộc (Can Lộc).

Ông Phạn Tuấn Thảo (thôn An Tiến, xã An Dũng, Đức Thọ) cho biết: “Vụ mùa nối tiếp nhau nên bà con vất vả lắm, vừa thu hoạch lúa xuân xong là lại phải xoay xở chuẩn bị lấy nước, ủ giống để gieo cấy vụ hè thu cho kịp thời vụ. Tuy mệt nhọc với cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè nhưng tôi rất phấn khởi vì gần 1 mẫu ruộng vụ xuân đều được mùa, được giá”.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Niềm vui được mùa hiện hữu trên khắp ruộng đồng Hà Tĩnh.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ Nghiêm Sỹ Đông cho biết: “Huyện Đức Thọ gieo cấy hơn 6.400 ha lúa, cơ cấu các loại giống chủ lực, chất lượng và giá trị thương phẩm đạt cao gồm: Nếp 98, VNR 20, Bắc Thịnh, Lai Thơm 6, Thái Xuyên… Với sự chỉ đạo sát sao của ngành chuyên môn, lãnh đạo huyện, bà con nông dân tích cực chăm sóc nên lúa sinh trưởng, phát triển tốt, lúa trổ bông tập trung từ 15 - 25/4, đúng vào thời điểm thời tiết thuận lợi nhất, đem lại một vụ mùa bội thu”.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Những bữa ăn vội vàng ngay trên đồng ruộng giữa cái nóng 39 - 40 độ C để kịp giúp bà con nông dân thu hoạch lúa.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, vụ xuân 2023 được đánh giá là vụ mùa thắng lợi về năng suất, chất lượng lúa. Năng suất bình quân đạt khoảng 58,96 tạ/ha, cao hơn 2,96 tạ/ha so với vụ lúa xuân 2022 và phá vỡ mọi kỷ lục về năng suất trước đó. Các vựa lúa lớn của toàn tỉnh với trình độ thâm canh cao như Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà… tiếp tục là nhóm giữ “top” đầu của toàn tỉnh với năng suất bình quân từ 60 - 64 tạ/ha.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Lãnh đạo huyện Vũ Quang kiểm tra mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở thôn Hợp Lợi (xã Hương Minh).

Với các huyện miền núi gặp nhiều khó khăn như Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê… sản xuất vụ xuân cũng đạt được kết quả tốt, năng suất trung bình từ 55 - 57 tạ/ha, tạo niềm hứng khởi, vui mừng cho bà con sau thời gian chăm sóc, vun trồng.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Trong bức tranh mùa gặt, ta không thể nào quên bóng lưng mẹ gánh rơm, gánh lúa về nhà trong buổi chiều vàng.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: “Ngay từ đầu, lịch thời vụ đã được xây dựng phù hợp, thời vụ gieo cấy tập trung cao, cơ bản đồng nhất ở các địa phương. Ngành chuyên môn, các địa phương chủ động phòng trừ và kiểm soát sâu bệnh, trong đó, bệnh đạo ôn có diện tích nhiễm và mức độ gây thiệt hại thấp. Đặc biệt, thời tiết tương đối thuận lợi, nguồn nước cấp ổn định; bộ giống chất lượng, giá trị thương phẩm tốt chiếm ưu thế, tập trung chuyển đổi ruộng đất theo hướng tích tụ thành ô thửa lớn gắn với xây dựng, nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất đẩy nhanh việc ứng dụng cơ giới hóa từ gieo cấy đến thu hoạch… là các điều kiện để vụ lúa xuân năm nay đạt kết quả tốt”.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh
Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Cánh đồng sản xuất rộng hơn 50 ha của thôn Hoa Thám, xã Cẩm Lạc (huyện Cẩm Xuyên) vào mùa lúa gặt được trải thảm vàng óng như rót mật. Đây là vụ thu hoạch đầu tiên trên cánh đồng không còn ranh giới của ô, thửa sau đợt chuyển đổi ruộng đất lần 3 gắn với cấp lại chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện từ đầu tháng 10/2022 theo Nghị quyết 06-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Cánh đồng thửa lớn tại xã Nam Phúc Thăng (huyện Cẩm Xuyên).

Ông Võ Kim Đức - Bí thư thôn Hoa Thám (xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên) vui mừng chia sẻ: “Năng suất lúa toàn thôn trung bình đạt trên 3,5 tạ/sào, không còn diện tích bỏ hoang, giảm chi phí máy gặt (khoảng 40 nghìn đồng/sào), giảm thời gian thu hoạch 3 – 4 ngày do đồng liền thửa, bằng phẳng... Những kết quả thấy rõ được trong thực tiễn sản xuất làm bà con nông dân thêm tin tưởng vào chủ trương lớn”.

Nếu ai đã từng chứng kiến vùng đất đứt quãng, sình lầy, nhiều khoảnh bỏ hoang sẽ không khỏi khâm phục nỗ lực của bà con nông dân thôn Đông Mỹ (xã Vượng Lộc, Can Lộc) và những bước đi đúng đắn của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến thôn, xóm. Mỗi thửa trên cánh đồng rộng từ 5 - 7 sào, máy gặt chạy băng băng mang theo niềm hân hoan về mùa vụ bội thu. Mô hình chuyển đổi này đang mở ra xu hướng mới cho sản xuất lúa ở trên địa bàn, tạo động lực cho bà con.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Mênh mông thảm lúa vàng trên cánh đồng mẫu rộng lớn.

Chị Trần Thị Thảo (thôn Đông Mỹ, xã Vượng Lộc) chia sẻ: “Vùng này vốn là xứ đồng sâu, nhiều chuột bọ nên trước đây không ít người bỏ ruộng. Sau chuyển đổi đồng ruộng, hạ tầng sản xuất được đầu tư, nước được đưa về chân ruộng, sản xuất thuận lợi... và được cán bộ động viên nên bà con nhận đầu tư sản xuất. Có tay người, vùng đất này như “hồi sinh”. Gia đình tôi có 4 sào, năng suất đạt trên 3,6 tạ/sào, vụ xuân được mùa, được giá là động lực cho chúng tôi tiếp tục bám đồng sản xuất vụ hè thu”.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Máy gặt chạy trên vùng sản xuất tập trung của xã Tùng Lộc (huyện Can Lộc).

Khung cảnh dưới ruộng máy gặt hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm băng qua những cánh đồng thửa lớn; trên các tuyến đường bê tông nội đồng, người dân kéo xe tải, xe ba gác… chờ bốc xếp, chở lúa đến các điểm bán cho thương lái hoặc đưa về nhà khiến bức tranh nông thôn tại Can Lộc thêm rộn ràng, tươi vui.

Ông Trần Mạnh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết: “Đến nay, huyện đã thực hiện đề án chuyển đổi, tập trung ruộng đất trên diện tích hơn 3.300 ha, chiếm 36% diện tích sản xuất lúa toàn huyện; hình thành nên những cánh đồng thửa lớn, sản xuất một loại giống, theo một quy trình, tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình canh tác, sản xuất, thu hoạch. Đây là tiền đề quan trọng để Can Lộc triển khai có hiệu quả đề án trong những năm tiếp theo”.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đánh giá cao ông tác phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn và tập trung, tích tụ ruộng đất tại Can Lộc.

Còn đối với huyện Kỳ Anh, vụ xuân 2023, huyện đã bắt tay thực hiện đề án chuyển đổi ruộng đất với tổng diện tích hơn 301,2 ha tại các xã: Kỳ Bắc, Kỳ Phong, Kỳ Giang, Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Văn, Kỳ Tiến… Các cánh đồng được cơ cấu giống mới, chất lượng, thực hiện phương thức gieo bằng công cụ sạ hàng và sản xuất theo hướng VietGAP, cánh đồng lúa hữu cơ đã gặt “mùa vàng”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao hơn 10 - 15% so với sản xuất truyền thống, mang theo niềm vui, sự tin tưởng của người nông dân.

Ông Hoàng Minh Luyến - Bí thư thôn Phú Minh (xã Kỳ Phú, Kỳ Anh) cho biết: “Trên cánh đồng chuyển đổi, huyện xây dựng mô hình theo hướng hữu cơ, con nông dân thay đổi phương thức sản xuất truyền thống cũ, chuyển từ sử dụng phân bón hóa học sang phân hữu cơ, chăm sóc theo quy trình tổng hợp từ gieo cấy đến thu hoạch”.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, tổng diện tích phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn và tập trung, tích tụ ruộng đất lũy kế đến vụ xuân 2023 là 10.669,63 ha (Cẩm Xuyên 2.849,6 ha, Thạch Hà 2.132,3 ha, Kỳ Anh 688,6 ha, Lộc Hà 538,5 ha…).

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT: Những cánh đồng lớn trong vụ xuân 2023 đều bội thu, chất lượng lúa đồng đều, có giá trị thương phẩm cao. Hướng đi này cho phép tập trung áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất, sử dụng 1 – 2 giống có năng suất/cánh đồng; việc ứng dụng cơ giới hóa, điều tiết nước thuận lợi hơn nên thời gian sản xuất rút ngắn, giảm chi phí cho bà con.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Vụ xuân 2023 là vụ sản xuất đầu tiên đưa chủ trương lớn của Nghị quyết 06-NQ/TU đi vào thực tiễn. Từ các địa phương từ Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh đến những vùng khó như huyện Kỳ Anh, Lộc Hà… đều tập trung phá bờ vùng, bờ thừa, chuyển đổi ruộng đất, hạ tầng kênh mương, đường sá được cải tạo, quy hoạch ngăn nắp. Những cánh đồng lớn trong vụ xuân 2023 đều bội thu, chất lượng lúa đồng đều, có giá trị thương phẩm cao.

Hướng đi này cho phép tập trung áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất, sử dụng 1 – 2 giống có năng suất, chất lượng cao/cánh đồng; việc ứng dụng cơ giới hóa, điều tiết nước thuận lợi hơn nên thời gian sản xuất rút ngắn, giảm chi phí cho bà con nông dân. Cùng với đó, các địa phương nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đất đai, gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp”.

Mùa vui trên ruộng đồng Hà Tĩnh

Bài ảnh: Thái Oanh - Đình Nhất

Trình Bày: Công Ngọc

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.