Ra quân dồn điền, tích tụ ruộng đất ở cánh đồng lớn nhất huyện Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Vụ xuân năm 2023, xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ xây dựng cánh đồng lớn trên diện tích 68 ha tại thôn Hà Phong.

Ngày 29/11, thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch 537/KH-UBND huyện Kỳ Anh về việc triển khai thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất, xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh) tổ chức lễ ra quân phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn ở thôn Hà Phong.

Ra quân dồn điền, tích tụ ruộng đất ở cánh đồng lớn nhất huyện Kỳ Anh

Chính quyền địa phương và bà con nhân dân tham dự lễ ra quân.

Vụ xuân 2023, xã Kỳ Phong triển khai phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn ở thôn Hà Phong. Thôn Hà Phong hiện có 303 hộ, trong đó có 293 hộ đang sản xuất nông nghiệp, có diện tích trồng lúa.

Toàn thôn hiện có 68 ha với 1.101 thửa, sau quy hoạch còn lại 65 thửa lớn (giảm 1.036 thửa), hệ thống giao trục chính nội đồng được quy hoạch 11m, các tuyến trục ngang 9m, kênh mương đảm bảo tưới tiêu.

Ra quân dồn điền, tích tụ ruộng đất ở cánh đồng lớn nhất huyện Kỳ Anh

Thôn Hà Phong hiện có 1.101 thửa, sau khi quy hoạch sẽ còn lại 65 thửa lớn trên tổng diện tích 68 ha.

Ngay sau lễ ra quân, bà con nhân dân thôn Hà Phong đã xuống đồng san gạt, phá các bờ thửa để tích tụ ruộng đất theo sơ đồ quy hoạch gắn với làm thủy lợi nội đồng và vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân 2023.

Được biết, huyện Kỳ Anh đang tập trung chỉ đạo các xã tập trung chuyển đổi ruộng đất, dồn điền, đổi thửa hình thành cánh đồng lớn ở 7 xã với tổng diện tích 301,7 ha; trong đó, Kỳ Phong hình thành cánh đồng lớn 68 ha, Kỳ Bắc 37 ha, Kỳ Xuân 42 ha, Kỳ Giang 41,6 ha, Kỳ Phú 61,5 ha, Kỳ Văn 38,6 ha, Kỳ Tiến 13 ha.

Ra quân dồn điền, tích tụ ruộng đất ở cánh đồng lớn nhất huyện Kỳ Anh

Ngay sau lễ ra quân, bà con thôn Hà Phong xuống đồng san gạt, phá các bờ thửa để tích tụ, chỉnh trang đồng ruộng

Việc phá bờ vùng, bờ thửa, hình thành các cánh đồng lớn nhằm tạo ra các thửa ruộng lớn bằng phẳng, đồng nhất; có hệ thống tưới tiêu khoa học, hợp lý. Hình thành vùng chuyên canh sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi trong canh tác, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, tưới tiêu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa; giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân;

Từng bước thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết sản xuất với các hộ nông dân, THT, HTX, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.