Chuyển đổi ruộng đất, Lộc Hà giảm 9.192 thửa

(Baohatinh.vn) - Sau chuyển đổi ruộng đất, vụ xuân này, xã Hồng Lộc, Tân Lộc và Bình An (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã giảm 9.192 thửa ruộng nhỏ.

Chuyển đổi ruộng đất, Lộc Hà giảm 9.192 thửa

Người dân thôn Quan Nam (xã Hồng Lộc) xuống mạ vụ xuân trên những ô ruộng lớn.

Đây là vụ xuân thứ 2, ông Dương Văn Cường ở thôn Thượng Phú (xã Hồng Lộc) canh tác trên thửa ruộng lớn rộng 1 mẫu tại xứ đồng Thả Con. Sau một năm chuyển đổi ruộng đất và dày công cải tạo, thửa ruộng lớn luôn đầy đủ nước, mặt ruộng phẳng, đường nội đồng hoàn chỉnh... nên sản xuất rất thuận lợi.

Ông Cường chia sẻ, trước đây, mỗi vụ sản xuất gia đình ông phải canh tác tại 8 thửa ruộng (tương đương với 8 nhân khẩu được chia ruộng) ở các xứ đồng khác nhau nên gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều công sức, đi lại vất vả... năng suất, hiệu quả không cao. Vì vậy, gia đình ông phải sản xuất cầm chừng, thậm chí một số thửa ruộng xấu phải bỏ hoang.

Ông Cường phấn khởi cho biết: “Vụ xuân năm nay, đồng ruộng đã hoàn thiện việc cải tạo, sản xuất đi vào ổn định nên bà con vui lắm. Có ruộng lớn, từ nay chúng tôi không phải chạy đôn chạy đáo đi khắp xứ đồng, cũng chẳng lo thủy lợi hay máy móc không vào được chân ruộng phục vụ sản xuất. Chúng tôi phấn đấu đưa năng suất vụ xuân năm nay cao hơn năm ngoái (đạt trên 60 tấn /ha), giảm bớt công sức, giảm bớt chi phí”.

Chuyển đổi ruộng đất, Lộc Hà giảm 9.192 thửa

Thửa ruộng rộng 1 mẫu của ông Dương Văn Cường đã được chuẩn bị xong xuôi, chờ ngày xuống giống.

Ông Lê Viết Bình - Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc thông tin: “Sau một năm chuyển đổi ruộng đất theo ô thửa lớn, chúng tôi đã đầu tư 18 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống hạ tầng và cải tạo lại mặt ruộng.

Nhờ chuyển đổi ruộng đất hiệu quả nên vụ xuân năm nay, Hồng Lộc giảm được 4.940 ô thửa nhỏ (tổng diện tích toàn xã là 529 ha). Hiện gần 86% số hộ đang sản xuất một thửa ruộng lớn, hơn 14% sản xuất 2 thửa nhưng liền kề. Bà con cũng phấn khởi khi canh tác trên những ô thửa lớn nên đang quyết tâm phủ kín toàn bộ diện tích”.

Chuyển đổi ruộng đất, Lộc Hà giảm 9.192 thửa

Nhờ đầu tư cải tạo nên bề mặt các thửa ruộng lớn khá bằng phẳng, dễ xuống giống, giữ nước đều.

Tân Lộc là địa phương thứ 2 của huyện Lộc Hà chuyển đổi ruộng đất lần 3 một cách triệt để nhằm hướng tới mục tiêu mỗi gia đình còn 1 thửa ruộng. Thực hiện cuộc “cách mạng” trên đồng ruộng, xã Tân Lộc đã chia lại 3.719 thửa nhỏ xuống còn 1.621 thửa lớn (giảm 2.098 thửa) để sản xuất hiệu quả hơn.

Sau 2 tháng nhận ruộng, hiện nay, 100% hộ nông dân đã thực hiện cải tạo. Ở những vị trí thuận lợi, cải tạo ít, bà con đã xuống giống trà xuân sớm, những thửa phức tạp hơn, đang gấp rút thuê máy móc san ủi, cày bừa để kịp xuống giống theo lịch thời vụ. Ngoài ra, địa phương cũng đang tiếp tục nâng cấp, làm mới, hoàn thiện các tuyến đường nội đồng, kênh mương đang dang dở.

Chuyển đổi ruộng đất, Lộc Hà giảm 9.192 thửa

Anh Đào Văn Đường ở xã Tân Lộc thuê máy móc san lấp, cày bừa trên thửa ruộng rộng 1 ha vừa được nhận.

Anh Đào Văn Đường (thôn Tân Thượng, xã Tân Lộc) cho biết: “Trước đây, gia đình tôi có 6 thửa ruộng, nằm rải rác khắp các vùng đồng, có đủ cả ruộng tốt lẫn ruộng xấu. Nhưng nay, chúng tôi chỉ còn 1 thửa với diện tích 1,2 mẫu, nằm gần đường cái quan, có kênh dẫn nước bên cạnh nên khá thuận lợi cho sản xuất. Hiện, chúng tôi đã thuê 26 ca máy đào, máy lồng với chi phí 26 triệu đồng để cải tạo lại mặt ruộng, khoảng 1 tuần nữa có thể xuống giống”.

Xã Bình An bước đầu cũng để lại những dấu ấn tích cực trong công tác tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa. Ông Đặng Hồng Thuẫn - Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết: “Cuối năm 2023, chúng tôi lựa chọn 60 ha đất sản xuất thôn Xuân Triều làm thí điểm, rút kinh nghiệm trước khi triển khai hơn 600 ha toàn xã trong năm 2024. Mặc dù là thôn thuộc diện khó khăn nhưng nhờ nỗ lực và quyết tâm cao nên mọi việc đã được triển khai thuận lợi, bài bản, đúng lộ trình, hiệu quả. Vụ xuân năm nay, 197 hộ ở thôn Xuân Triều đã giảm được 2.154 thửa ruộng nhỏ (từ 2.351 thửa xuống còn 197 thửa), nhiều hộ trước đây có 7 – 12 thửa nay chỉ còn 1 thửa lớn, sản xuất thuận lợi, bà con rất hài lòng”.

Chuyển đổi ruộng đất, Lộc Hà giảm 9.192 thửa

Người dân thôn Xuân Triều phá bờ vùng, bờ thửa, bón vôi khử phèn... để cải tạo ruộng sau dồn điền.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất lần 3, hơn một năm qua, huyện Lộc Hà đã triển khai ở xã Hồng Lộc, Tân Lộc và Bình An với tổng diện tích gần 1.250 ha; từ đó giảm được 9.129 thửa ruộng nhỏ (từ 12.568 thửa nhỏ xuống còn 3.376 thửa lớn). Các địa phương trên đã thực hiện chuyển đổi khá triệt để nên hiện có khoảng 90% số hộ chỉ còn một thửa, số còn lại 2 thửa nhưng vẫn liền kề nhau. Quá trình chuyển đổi ruộng đất gắn liền với đầu tư hạ tầng, tăng cường cơ giới hóa, thay đổi tư duy sản xuất cho người dân... nên đạt kết quả khá toàn diện.

Ông Nguyễn Đình Thành - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà đánh giá: "Qúa trình chuyển đổi ruộng đất lần 3 ở Lộc Hà thực hiện công khai, dân chủ, hiệu quả và được Nhân dân đồng thuận cao. Qua đó, góp phần tạo sức bật mới trong sản xuất, điều kiện thuận lợi để 2 năm nữa toàn huyện tích tụ được 1.610 ha và đến năm 2030 đạt 4.000 ha (chiếm 50% tổng diện tích sản xuất của huyện) như kế hoạch đã đề ra”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.