Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, Kỳ Anh hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

(Baohatinh.vn) - Từ thành công của việc chuyển đổi ruộng đất tại thôn Hòa Hợp - xã Kỳ Văn, vụ xuân 2023, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích dồn điền đổi thửa tại thôn Nam Tiến - xã Kỳ Bắc. Nông nghiệp Kỳ Anh đang hướng đến một nền sản xuất hàng hóa, hiện đại, hiệu quả cao.

Video: Nguyên Trưởng thôn Nam Tiến nói về quá trình triển khai dồn điền đổi thửa.

Mặc dù chưa đến kỳ làm đất sản xuất vụ xuân nhưng trên cánh đồng thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc những ngày này không khí vô cùng rộn rã. Những thửa ruộng nhỏ lẻ, manh mún đang dần được những con “trâu sắt” phá bờ, san phẳng để quy hoạch thành những thửa lớn, những cánh đồng lớn.

Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, Kỳ Anh hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

Thôn Nam Tiến (Kỳ Bắc) là địa phương thứ hai của huyện Kỳ Anh, sau thôn Hòa Hợp (Kỳ Văn) thực hiện dồn điền đổi thửa và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Gia đình ông Lê Duy Lựu - thôn Nam Tiến chỉ có 5 sào ruộng nhưng lâu nay cũng phải canh tác tại 4 thửa ở những địa điểm khá xa nhau, gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện trong quá trình sản xuất, thu hoạch. Nay xã và thôn triển khai chủ trương chuyển đổi ruộng đất, phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, mặc dù chưa biết cụ thể mình sẽ làm trên thửa ruộng nào nhưng chắc chắn từ vụ xuân tới, gia đình ông sẽ được làm tại 1 thửa ruộng.

Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, Kỳ Anh hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

Những ngày này, ngày nào ông Lựu cũng có mặt trên đồng để góp sức hỗ trợ san đắp bờ ruộng.

Ông Lựu chia sẻ: “Tôi rất đồng tình và phấn khởi trước chủ trương chuyển đổi ruộng đất của thôn và xã. Xu hướng làm ăn lớn là phải có diện tích rộng và tập trung. Từ chỗ khó khăn do phải sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, vụ xuân này, được làm trên 1 thửa ruộng lớn, có đường nội đồng rộng rãi, việc sản xuất của chúng tôi chắc chắn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.

Là một trong những địa phương trọng điểm lúa của huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Bắc được huyện chọn chỉ đạo triển khai chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, gắn với cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vụ xuân 2023. Thôn Nam Tiến được xã chọn làm điểm.

Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, Kỳ Anh hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

Lãnh đạo huyện, xã cùng người dân thôn Nam Tiến tham gia lễ ra quân triển khai chuyển đổi ruộng đất.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Bắc Nguyễn Đình Tương cho biết: “Việc chuyển đổi ruộng đất ở thôn Nam Tiến khá thuận lợi khi đồng ruộng được quy hoạch khá đồng bộ, chủ động nguồn nước, giao thông thuận lợi… Hiện nay, chúng tôi đang dồn sức, quyết tâm triển khai thành công chuyển đổi ruộng đất triệt để tại thôn Nam Tiến để sớm nhân rộng tại các địa bàn khác trên toàn xã. Đây được coi là nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương trong những năm tới”.

Thôn Nam Tiến có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 36,8 ha, với 426 thửa thuộc 222 hộ. Sau đợt chuyển đổi lần này, toàn thôn sẽ chỉ còn 38 thửa (bình quân khoảng 6 hộ trên một thửa lớn), đảm bảo thuận lợi tối đa cho thâm canh sản xuất hàng hóa. Cùng với đó, người dân cũng sẽ được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để sử dụng lâu dài.

Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, Kỳ Anh hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

Người dân phấn khởi tham gia quá trình dồn điền đổi thửa.

Không như chuyển đổi ruộng đất trước đây, lần này việc chuyển đổi được lên kế hoạch và triển khai thực hiện một cách triệt để, bài bản với mục tiêu là giảm đến mức thấp nhất có thể về số thửa, đảm bảo mỗi hộ hoặc nhiều hộ chỉ sản xuất trên 1 thửa ruộng duy nhất.

Cách chia đất là căn cứ vào diện tích, nhân khẩu theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ (về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp) để thực hiện chia lại cho các hộ gia đình với diện tích không thay đổi. Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính quyền sẽ thu hồi giấy cũ để cấp lại giấy mới cho người dân.

Không chỉ giảm tối đa số thửa, sau khi chuyển đổi, trên các cánh đồng thôn Nam Tiến, hệ thống giao thông cũng được nâng cấp với nền đường chính rộng 9m; hệ thống kênh mương cũng được quy hoạch và xây dựng lại đảm bảo thuận lợi tối đa cho việc tưới tiêu.

Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, Kỳ Anh hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

Hệ thống giao thông được nâng cấp với nền đường chính rộng 9m

Mặc dù việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ học tập những kinh nghiệm từ việc chỉ đạo tại thôn Hòa Hợp (Kỳ Văn), cộng với sự vào cuộc quyết liệt, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền xã đến thôn, đặc biệt là phát huy cao độ vai trò của các đảng viên trong tuyên truyền, vận động nên hầu hết người dân đã đồng thuận và quyết tâm thực hiện.

Trong quá trình triển khai, các đảng viên chi bộ thôn Nam Tiến đã phát huy cao vai trò tiên phong, gương mẫu của mình. Không chỉ xung kích trong thực hiện chủ trương, các đảng viên còn là những người trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân và có nhiều ý kiến, hiến kế sát thực trong quá trình tổ chức thực hiện. Ngoài ra, đối với một số hộ dân chưa thật sự đồng tình, ủng hộ, nhiều đảng viên đã sẵn sàng nhường thửa đất của mình cho bà con và nhận lại bất cứ thửa đất nào.

Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, Kỳ Anh hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

Từ 426 thửa, sau đợt chuyển đổi lần này, đất nông nghiệp ở thôn Nam Tiến sẽ chỉ còn 38 thửa.

Trưởng thôn Nam Tiến Cao Đình Trường thông tin: “Đến thời điểm này, thôn Nam Tiến đã triển khai đến bước thứ tư gồm các phần việc: Quy hoạch các thửa lớn, phá bờ thửa nhỏ, san lấp mặt bằng, đào đắp đường, làm kênh mương. Còn 2 bước cuối cùng trong quy trình 6 bước dồn điền đổi thửa (phân thửa và chia thửa cho các chủ hộ) thôn sẽ phấn đấu thực hiện trước ngày xuống giống vụ xuân 2023”.

Từ 51,8 ha được dồn điền đổi thửa triệt để tại thôn Hòa Hợp (Kỳ Văn) trong vụ xuân 2022, vụ xuân này, Kỳ Bắc sẽ thêm vào danh sách 36,8 ha, đưa tổng diện tích được dồn điền đổi thửa triệt để và được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn huyện lên 88,6 ha. Ngoài ra, toàn huyện còn có trên 100 ha cánh đồng đã phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn.

Trên cơ sở những bước đi vững chắc, hiện nay, toàn huyện Kỳ Anh có thêm 6 xã (Kỳ Giang, Kỳ Phong, Kỳ Phú, Kỳ Đồng, Kỳ Thọ, Kỳ Xuân) tiếp tục đăng ký thực hiện dồn điền đổi thửa và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các vụ sản xuất tới với tổng diện tích gần 1.000 ha.

Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, Kỳ Anh hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các phương tiện được huy động tối đa để đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa trước khi xuống giống vụ xuân.

Là một huyện có ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, Kỳ Anh coi việc chuyển đổi ruộng đất là cơ sở để bắt kịp xu hướng phát triển nền sản xuất hàng hóa, hiện đại.

Với từng bước đi vững chắc trên cơ sở huy động và phát huy tối đa chủ trương, chính sách của các cấp, tranh thủ sự đồng thuận của Nhân dân, huyện sẽ từng bước thực hiện chiến lược đã đặt ra. Qua đó, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho người dân”.

Ông Nguyễn Bá Toàn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.