Đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh bia Quan Thượng

(Baohatinh.vn) - Bia Quan Thượng ghi nhớ công lao to lớn của Nhân dân Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) trong việc đắp đê, trị thủy.

Sáng 30/7, UBND xã Thạch Khê (Thạch Hà) tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh bia Quan Thượng.

Bia Quan Thượng do Tiến sĩ Trương Quốc Dụng lập năm 1863, được đặt tại vị trí vụng Chợ Mới, bến Long Giang bên bờ sông Rào Cái, phía Tây Nam xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Bia nhằm ghi lại sự kiện Nhân dân xã Phong Phú (tên gọi cũ của xã Thạch Khê vào thời Nguyễn) kè đá hàn sông, đắp đê ngăn lũ, bảo vệ ruộng nương, bảo vệ quê hương, làng xã.

1q.jpg
Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bùi Xuân Thập, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đậu Khoa Toàn trao bằng di tích cho đại diện lãnh đạo xã Thạch Khê và dòng họ Trương.

Sau khi công trình kè đá, ngăn sông, trị thủy được hoàn thành, để ghi nhớ công lao to lớn của cha, ông cùng toàn thể Nhân dân trong việc đắp đê, trị thủy, bảo vệ quê hương làng xã, Tiến sỹ Trương Quốc Dụng đã lập văn bia vào năm 1863.

Bia đá dựng trên bến Long Giang, sông Rào Cái - một vị trí thường xuyên sạt lở khi có lũ lụt, đã khẳng định quyết tâm giữ đất, giữ làng, khuyến khích Nhân dân đắp đê, bảo vệ quê hương làng xã.

q22.jpg
Chính quyền và người dân rước bằng về khu mộ Tiến sĩ Trương Quốc Dụng.

Đối với công trình bia trị thủy, sau gần 200 năm xây dựng, nhà bia bị hư hỏng, chỉ còn lại tấm bia đá hình khối 3 mặt khắc bài ký "Phong Phú xã hãn giang thạch tảo ký". Năm 2020, UBND xã Thạch Khê làm chủ đầu tư, Nhân dân nhiệt tình ủng hộ, dòng họ Trương có nhiều công lao đóng góp và gia đình ông Trương Quốc Thành phát tâm xây dựng bia. Đến năm 2022, bia Quan Thượng cơ bản được hoàn thành.

Ngày 01/11/2023 tại Quyết định số 2819/QĐ-UBND, bia Quan Thượng được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.

Dịp này, Nhân dân xã Thạch Khê cũng tổ chức lễ kỷ niệm 160 năm ngày mất Đông các Đại học sỹ Trương Quốc Dụng.

q3.jpg
Người dân thắp hương nhân kỷ niệm 160 năm ngày mất Đông các Đại học sỹ Trương Quốc Dụng.

Trương Quốc Dụng (1797-1864) sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ông nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, 25 tuổi đỗ tú tài, 29 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu. Ông có nhiều công lớn trong chống giặc ngoại xâm.

Sau khi mất, ông được vua Tự Đức ban tên thụy là Văn Nghị, truy phong hàm Đông các Đại học sĩ và ban cấp lụa, tiền để đưa quan tài về an táng tại quê nhà. Vua còn gửi Dụ văn và Chế văn về làng Phong Phú để phúng điếu.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!