Đồng chí Nguyễn Thiếp - người chiến sĩ cộng sản một đời vì Đảng, vì nước, vì dân

(Baohatinh.vn) - Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời và phát triển gắn liền với tên tuổi nhiều nhà lãnh đạo tôn kính, trong đó có đồng chí Nguyễn Thiếp - Bí thư Tỉnh ủy chính thức đầu tiên, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, người lãnh đạo tài, đức, một đời vì Đảng, vì nước, vì dân.

Nguyễn Thiếp (1894-1932) trưởng thành trong một gia đình trí thức cũ và là chức sắc thời phong kiến, thực dân ở ở làng Phù Việt, nay là Việt Tiến (Thạch Hà). Sớm có tinh thần yêu nước, lại có trình độ, giao du rộng rãi, am hiểu thời cuộc, ở độ tuổi 20 đầy nhiệt huyết, Nguyễn Thiếp lựa chọn nghề dạy học để có điều kiện hoạt động cách mạng.

screenshot-2025-01-31-at-085951.png
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ nhất, tháng 9/1930, đồng chí Nguyễn Thiếp được tín nhiệm bầu làm Bí thư Tỉnh ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Tĩnh.

Năm 1928, Nguyễn Thiếp tham gia Hội Phục Việt (Đảng Tân Việt), được phân công phụ trách Đại tổ Tân Việt huyện Thạch Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tân Việt tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng với nhãn quan chính trị đúng đắn, Nguyễn Thiếp sớm ủng hộ khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, ủng hộ “Thanh niên hóa” Tân Việt, cải tổ Tân Việt thành tổ chức cộng sản.

Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập (tháng 6/1929), được sự giúp đỡ của Xứ ủy Đông Dương cộng sản Đảng, trực tiếp là đồng chí Trần Hữu Thiều (tức Nguyễn Trung Thiên), Nguyễn Thiếp đã chỉ đạo các tổ trong Đại tổ Tân Việt Thạch Hà cải tổ thành chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng và sau đó là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1930, trở thành người cộng sản, được cử làm Bí thư xã Phù Việt - chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thạch Hà và được phân công chỉ đạo xây dựng cơ sở Đảng trong tỉnh, đồng chí Nguyễn Thiếp lăn lộn với phong trào nhằm gây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên và các tổ chức quần chúng. Đặc biệt, đồng chí đã chỉ đạo xây dựng thành công mô hình làng Xô Viết, “Làng đỏ” Phù Việt - góp phần quan trọng vào thắng lợi trong cao trào Xô viết Nghệ -Tĩnh.

Xô viết Nghệ Tĩnh là sự phát triển tất yếu của cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước trong những năm 1930-1931. Ảnh tư liệu.
Xô viết Nghệ Tĩnh là sự phát triển tất yếu của cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước trong những năm 1930-1931. Ảnh tư liệu.

Ghi nhận công lao và thành tích hoạt động xuất sắc của đồng chí Nguyễn Thiếp, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ nhất, tháng 9/1930, đồng chí được tín nhiệm bầu làm Bí thư Tỉnh ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Tĩnh.

Trong thời kỳ Đảng cách mạng mới thành lập với muôn vàn khó khăn, thử thách, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thiếp đã thể hiện bản lĩnh của một người đứng đầu Đảng, vững chắc tay lái, cùng tập thể Ban Chấp hành Tỉnh ủy đưa phong trào cách mạng phát triển tới đỉnh cao.

Sau đại hội Đảng bộ tỉnh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thiếp, nhiều huyện đã tổ chức đại hội chính thức thành lập đảng bộ huyện, các huyện khác có huyện ủy lâm thời thay thế các ban cán sự đảng. Tỉnh ủy, các huyện ủy có cơ quan ấn loát để in truyền đơn, sách báo, tài liệu của Đảng. Số lượng đảng viên cũng không ngừng tăng lên (đến giữa năm 1931, toàn tỉnh có 479 đảng viên)1. Hệ thống các tổ chức quần chúng tiếp tục được mở rộng, như: Nông hội, Hội cứu tế đỏ, Hội phụ nữ giải phóng, Sinh hội... thu hút thêm hàng trăm ngàn người tham gia. Các Đội tự vệ được hình thành khắp các làng xã, trở thành lực lượng bảo vệ dân, hỗ trợ đấu tranh trấn áp bọn phản động. Các phong trào đấu tranh trong tỉnh, với nhiều hình thức liên tiếp diễn ra mạnh mẽ...

Sự phát triển của phong trào dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm cho chính quyền phong kiến tay sai nhiều nơi tê liệt, Nông hội các làng đứng ra điều hành, quản lý mọi công việc làng xã. Trong những tháng cuối năm 1930, đầu năm 1931, toàn tỉnh đã có 170 làng Xô Viết2. Các Xô Viết đã ban bố quyền tự do dân chủ cho Nhân dân, kêu gọi thực hiện nếp sống mới, trừng trị các phần tử phản cách mạng; thực hiện chia lại ruộng đất công, đẩy mạnh sản xuất; kêu gọi Nhân dân học chữ quốc ngữ…

Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh tại thị trấn Nghèn (Can Lộc).
Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh tại thị trấn Nghèn (Can Lộc).

Thắng lợi của cao trào cách mạng ở Hà Tĩnh giai đoạn 1930-1931, đặc biệt là sự ra đời của các Xô Viết đã đem lại niềm tin cho đông đảo quần chúng công nông, lòng tự hào ở sức lực vĩ đại của mình; gây tiếng vang trong nước và quốc tế; khẳng định trong thực tế năng lực lãnh đạo của Đảng, trong đó có vai trò cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thiếp.

Theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, tháng 3/1931, đồng chí Nguyễn Thiếp tham gia Ban Chấp hành Xứ ủy Trung kỳ (phụ trách tỉnh Hà Tĩnh), sau đó là Ban Thường vụ Xứ ủy Trung kỳ. Ở cương vị lãnh đạo mới, con đường cách mạng mặc dù thêm nhiều gian khổ, nhưng đồng chí Nguyễn Thiếp vẫn kiên cường vượt qua, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển.

Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Nghệ - Tĩnh, địch đã ra lệnh cho binh lính thẳng tay bắn giết "không cần xét xử". Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt lần lượt bị bắt và bị giết hại. Ngày 21/6/1931, đồng chí Nguyễn Thiếp sa vào tay giặc.

Trước những đòn tra tấn dã man, kéo dài của kẻ thù, Nguyễn Thiếp đã giữ vững khí tiết của người cộng sản, bình tĩnh, tự tin, bác bỏ tất cả những lời buộc tội của kẻ thù. Đồng chí lạc quan, tin tưởng, nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Kiệt sức vì đòn roi và ốm đau không thuốc chạy chữa, ngày 16/2/1932, đồng chí Nguyễn Thiếp dũng cảm hy sinh tại nhà tù Buôn Ma Thuột.

Hào khí Xô viết là động lực để Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng xây dựng quê hương không ngừng phát triển.
Hào khí Xô viết là động lực để Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng xây dựng quê hương không ngừng phát triển.

95 năm đã trôi qua, lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc đã sang trang mới. Nhưng tấm gương tận tụy hy sinh, kiên cường dũng cảm, đạo đức cách mạng của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thiếp sẽ sống mãi trong lòng cán bộ, người dân Hà Tĩnh. Tiếp nối mục tiêu và lý tưởng của đồng chí, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc; chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; phát huy dân chủ, giá trị văn hóa - lịch sử, con người và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.

*****

1,2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh 1930-1975, Tập 1 (1930-1975), Nxb CTQG, H.2014, tr.89,81.

Chủ đề 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG

Đọc thêm

"Phép thử"cho các đảng ủy xã, phường mới sau sáp nhập

"Phép thử"cho các đảng ủy xã, phường mới sau sáp nhập

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp đang đặt ra yêu cầu về đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng, nhất là đảng ủy cấp xã tại Hà Tĩnh để dẫn dắt chính quyền, Nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Trang sử mới, kỳ vọng mới

Trang sử mới, kỳ vọng mới

Một trang sử mới vừa được lật mở trên mảnh đất Hà Tĩnh khi sáng nay, cùng với cả nước, tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định thành lập bộ máy hành chính và tổ chức đảng ở cấp cơ sở.
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh danh gương điển hình tiên tiến, trao giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm về Hồ Chí Minh.
Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh.
Học và làm theo Bác - động lực tinh thần phát triển chặng đường mới

Học và làm theo Bác - động lực tinh thần trên chặng đường mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hà Tĩnh được triển khai bài bản, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đời sống xã hội.
Một góc TP Hà Tĩnh hôm nay nhìn từ trên cao.

Hà Tĩnh in dấu chân Người

Trước khi vượt trùng dương bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Bác Hồ kính yêu đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Hà Tĩnh là một trong những vùng đất đã từng lưu dấu hình ảnh của Người lúc thuở thiếu thời.