Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) vừa được Ủy ban Con người và sinh quyển thế giới (MAB) thuộc UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng với diện tích hơn 410.000 ha, gồm hai vùng lõi là vườn quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Nơi đây có hệ sinh thái rừng kín còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên.

Khu bảo tồn có 863 loài thực vật thuộc 547 chi, 160 họ. Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, có 22 loài cây ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được đề cập tới, chiếm 2,55% tổng số loài của hệ thực vật khu vực và 5,13% số loài thực vật bậc cao có mạch thuộc Sách đỏ Việt Nam

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Động vật hoang dã có xương sống (thú, chim lưỡng cư và bò sát) có 380 loài. Trong đó, thú 80 loài, chim có 228 loài, bò sát có 38 loài... 64 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Riêng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, có 12 thác nước cao trên 15 m nằm giữa rừng nguyên sinh, như thác Kpung nguyên sơ.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Thác tóc tiên là một trong 12 con thác cao trên 15 m ở vườn quốc gia Kon Chư Răng.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Thác K50 (hay còn gọi là Hang én) - nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Thác K50 có độ cao hơn 50 m, được đánh giá là một trong những thác nước đẹp nhất Tây Nguyên, phía sau dòng thác là một hang đá lớn vốn là nơi trú ngụ của hàng ngàn con chim én rừng.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Đài quan trắc sinh thái cao 50 m, nằm ở giữa khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Ở vùng lõi rừng (trại bò), có 17 hộ dân là người đồng bào Ba Na đang sinh sống, nguồn thu chủ yếu của họ từ chăn nuôi và các nguồn lợi từ rừng.

Khu dự trữ sinh quyển này chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại đây.

Đặc biệt, nơi đây có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Tây Nguyên, khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Tây Nguyên

Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Ông Trịnh Viết Ty, Giám đốc ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, cho biết tất cả 5 thôn làng vùng đệm đều được nhận khoán bảo vệ rừng. Ngoài việc tuần tra kiểm soát, lực lượng bảo vệ rừng sử dụng flycam, các phần mềm tích hợp trong điện thoại di động để trang bị, tập huấn cho lượng chuyên trách công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cán bộ bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện ăn ở, nguy hiểm rình rập (cây ngã đổ, côn trùng cắn, lâm tặc khủng bố...", ngoài ra, cán bộ không có, hoặc có phụ cấp thấp, lương bình quân 3,5 triệu đồng một tháng.Ông Ty kiến nghị, chính phủ cần có chính sách đãi ngộ để thu hút người tài vào làm việc tại các khu rừng đặc dụng nói chung.

Trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được công nhận tổng cộng 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng khu dự trữ sinh quyển đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia với 19 khu.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...