Nổi tiếng nhờ sự sôi động, nhưng năm nay lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan lại thiếu vắng những màn biểu diễn quá khích, do nước này đang để tang nhà vua băng hà năm ngoái.
Thái Lan khai mạc lễ hội té nước thường niên, hay còn gọi là Songkran, từ 13-16/4.
Chính phủ đã thông báo cần tiết chế các hoạt động ăn mừng do quốc gia đang trong giai đoạn tưởng nhớ Quốc vương vừa băng hà.
Thái Lan đang để tang Vua Bhumibol Adulyadej. Ông qua đời vào tháng 10/2016 ở tuổi 88. Nhiều sự kiện giải trí đã được hủy bỏ hoặc điều chỉnh.
Chính phủ thông báo người tham dự không được mặc quần áo quá mát mẻ, và hạn chế uống rượu.
Tai nạn giao thông thường tăng đột biết trong dịp lễ này. Lái xe lúc say rượu là một trong những nguyên nhân chính.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha phát biểu: “Tôi muốn mọi người chung sức giảm thiểu tai nạn và suy nghĩ có lý trí một chút. Việc bán rượu gần lễ hội đã gây ra hỗn loạn và ý nghĩa của Songkran đã bị bóp méo”.
Ông nói thêm: “Chúng ta phải góp phần gìn giữ văn hóa và truyền thống của mình”.
Tuy nhiên, những cảnh báo này không làm giảm tinh thần của lễ hội quan trọng nhất Thái Lan.
Songkran cũng là lúc người Thái tỏ lòng kính trọng bậc cao tuổi bằng cách rót nước vào tay họ. Cử chỉ này thể hiện sự thanh tẩy cho một năm mới.
Đây là một sự kiện thu hút nhiều khách du lịch. Cả người địa phương và du khách cùng hào hứng tham gia cuộc chiến súng nước trên đường phố.
Ngành du lịch Thái Lan dự đoán lượng khách quốc tế tới tham dự Songkran tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 470.000 khách.
Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa ban hành Thể lệ cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025).
Sáng 12/9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cao Bằng đã diễn ra Lễ khai mạc hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Triển lãm ảnh "Tôi yêu Tổ quốc tôi" của NSNA Nguyễn Thanh Hải (TP Hà Tĩnh) đã phản ánh sống động về cuộc sống, công việc và những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ, Nhân dân trên quần đảo Trường Sa.
Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn của Đại thi hào Nguyễn Du cho dân tộc.
Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Nhà thờ Nguyễn Xuân Trùm, Nguyễn Xuân Kiều (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh là niềm tự hào của con cháu dòng tộc và người dân địa phương.
Phong trào phục dựng, tôn tạo giếng làng đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa, tạo nên một nét đẹp riêng trong bức tranh nông thôn mới ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Có những nhạc sĩ nhận được hàng tỷ đồng tiền bản quyền mỗi năm và cả những người chỉ cần 1 bài hát thành công là có thể yên tâm sáng tạo nhiều năm sau đó.
Festival gồm nhiều hoạt động do tỉnh Hà Tĩnh phối hợp thực hiện là dịp quảng bá, lan tỏa những giá trị của dân ca ví, giặm nhân kỷ niệm 10 năm di sản được UNESCO vinh danh.
Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Dự án hỗ trợ phát triển du lịch do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác lâu dài với các địa phương ở Hà Tĩnh.
Vườn Quốc gia Cúc Phương của Việt Nam vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký khác trên thế giới để được vinh danh tại hạng mục Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024.
Gỏi bò, nộm và phở trộn của Việt Nam được nêu tên trong danh sách những món trộn ngon nhất châu Á do chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas bình chọn.
Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Hơn 200 học viên là cán bộ quản lý và doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh đã được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.
Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Sau một ngày tranh tài sôi nổi, Ban Tổ chức hội thi "Tìm hiểu kiến thức giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình" tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 đã trao 14 giải thưởng cho các đội thi.
Với sự chuẩn bị công phu, các tiết mục tham gia hội thi "Tìm hiểu kiến thức giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tỉnh Hà Tĩnh" mang đến cho khán giả nhiều thông điệp ý nghĩa.