'Dữ liệu hệ thống' làm đầy bộ nhớ iPhone là gì?

Phần dữ liệu khác trên iPhone có thể chiếm từ vài đến hàng chục GB, dù người dùng không biết chúng lưu nội dung gì.

Phần "Dữ liệu hệ thống" (System Data) trên iPhone. Ảnh: Backlight.
Phần "Dữ liệu hệ thống" (System Data) trên iPhone. Ảnh: Backlight.

Dung lượng lưu trữ là một trong những yếu tố quan trọng với người dùng smartphone. Trừ các tùy chọn dung lượng cao, người mua iPhone bộ nhớ thấp có thể thường xuyên lo lắng vì hết không gian lưu trữ.

Khi kiểm tra dung lượng iPhone, người dùng sẽ thấy phần "Dữ liệu hệ thống" (System Data) hoặc "Khác" (Other) nằm dưới cùng, chiếm từ 5-20 GB bộ nhớ.

Trong một số trường hợp, dữ liệu hệ thống thậm chí chiếm hơn 80 GB. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dọn dẹp, hoặc xem chi tiết dữ liệu gồm những gì.

Vì sao dữ liệu hệ thống chiếm nhiều bộ nhớ?

Người dùng có thể kiểm tra dung lượng trên iPhone bằng cách vào Cài đặt > Cài đặt chung > Dung lượng iPhone.

Trong màn hình tiếp theo, dữ liệu được phân loại thành ảnh, ứng dụng, nhạc... Kéo xuống dưới, thiết bị sẽ liệt kê từng app và dung lượng tương ứng. Các phần "iOS" và "Dữ liệu hệ thống" nằm dưới cùng.

"Dữ liệu hệ thống" gồm các file không được phân loại. iOS định nghĩa dữ liệu này "gồm cache (dữ liệu đệm), log (nhật ký), và các tài nguyên đang được hệ thống sử dụng".

Màn hình quản lý dung lượng trên iPhone. Ảnh: MakeUseOf.
Màn hình quản lý dung lượng trên iPhone. Ảnh: MakeUseOf.

Theo AppleInsider, "Dữ liệu hệ thống" còn chứa các thành phần sử dụng bởi hệ điều hành. Ví dụ, tải giọng nói bổ sung cho Siri hoặc cài thêm font chữ có thể tăng dung lượng.

Trong một số trường hợp, mục này còn chứa dữ liệu phục vụ stream nhạc và video. Khi lưu trên máy, chúng sẽ được phân loại "Nhạc" (Music) hay "Podcasts". Tuy nhiên nếu phát trên mạng, dữ liệu giúp nhạc/video phát mượt hơn đươc lưu trong phần "Dữ liệu hệ thống".

"Dữ liệu hệ thống" có thể chiếm rất nhiều dung lượng. Ảnh: KBrod/Reddit.
"Dữ liệu hệ thống" có thể chiếm rất nhiều dung lượng. Ảnh: KBrod/Reddit.

Phần này cũng có thể thay đổi theo nhu cầu hệ thống. Ví dụ, dữ liệu tạm thời sẽ ghi vào bộ nhớ dưới dạng "Dữ liệu hệ thống", và bị xóa khi iOS không cần nữa.

Dù vậy, người dùng không thể xem chi tiết, và cũng không thể xóa trực tiếp dữ liệu hệ thống như ứng dụng thông thường.

Tùy cách sử dụng, phần này có thể chiếm từ vài GB đến hàng chục GB theo thời gian.

Trên Internet, một số người cho biết "Dữ liệu hệ thống" trên iPhone của họ có lúc lên đến 85 GB, chiếm gần như toàn bộ dung lượng trống và gây nhiều sự cố.

Một số nguyên nhân có thể khiến dữ liệu hệ thống "phình to" bất thường, chẳng hạn như file đệm được ghi liên tục nhưng không xóa, hoặc có thể do cập nhật phần mềm.

Cách xóa dữ liệu hệ thống

Do không liệt kê chi tiết, người dùng có rất ít giải pháp kiểm tra hoặc xóa triệt để dữ liệu này.

Tuy nhiên, vẫn có vài cách đơn giản để loại bỏ một phần dữ liệu hệ thống. Người dùng nên sao lưu thiết bị trước khi làm theo hướng dẫn.

Xóa bộ nhớ đệm Safari

Safari là trình duyệt mặc định trên iOS. Để truy cập nhanh hơn, ứng dụng thường lưu dữ liệu website lên máy.

Nếu không kiểm tra thường xuyên, bộ nhớ đệm của Safari sẽ chồng chất theo thời gian. Đây là cách xóa chúng.

- Bước 1: Vào Cài đặt > Safari.

- Bước 2: Kéo xuống dưới, nhấn Xóa lịch sử và dữ liệu trang web.

Thao tác bật tính năng tự động xóa tin nhắn cũ trong iMessage.
Thao tác bật tính năng tự động xóa tin nhắn cũ trong iMessage.

Xóa tin nhắn cũ trong iMessage

Dù iPhone phân loại tin nhắn thành dữ liệu riêng, một số tin nhắn cũ vẫn có thể chiếm dung lượng trong "Dữ liệu hệ thống". Nếu không cần đọc tin nhắn cũ, người dùng có thể xóa chúng với thao tác sau:

- Bước 1: Vào Cài đặt > Tin nhắn.

- Bước 2: Kéo xuống, chọn mục Lưu tin nhắn.

- Bước 3: Chọn thời gian lưu tin nhắn tối đa trước khi ứng dụng tự động xóa chúng (30 ngày hoặc 1 năm).

Xóa bộ nhớ đệm trong từng app

Người dùng có thể xóa những app chiếm nhiều dung lượng nhưng không sử dụng thường xuyên. Ví dụ, một số ứng dụng chỉnh sửa, xem video có thể lưu nội dung vào bộ nhớ đệm.

Không thể chắc chắn xóa bộ nhớ đệm của app sẽ giảm bớt "Dữ liệu hệ thống", tuy nhiên người dùng vẫn có thêm một chút bộ nhớ lưu trữ.

iPhone cung cấp 2 tùy chọn, gồm gỡ ứng dụng nhưng vẫn lưu dữ liệu hoặc xóa hoàn toàn khỏi thiết bị. Để gỡ bớt app không dùng, làm theo hướng dẫn sau.

- Bước 1: Vào Cài đặt > Cài đặt chung > Dung lượng iPhone.

- Bước 2: Nếu thấy ứng dụng nặng nhưng ít dùng, chạm vào tên app rồi nhấn Gỡ bỏ ứng dụng (dòng chữ màu xanh). Ứng dụng sẽ bị xóa khỏi máy, nhưng dữ liệu bên trong vẫn được giữ.

Trong trường hợp dữ liệu không quan trọng, nhấn Xóa ứng dụng (dòng chữ màu đỏ) để gỡ hoàn toàn app khỏi thiết bị, bao gồm dữ liệu lưu bên trong.

Thao tác gỡ ứng dụng nhưng vẫn giữ dữ liệu trên iPhone.
Thao tác gỡ ứng dụng nhưng vẫn giữ dữ liệu trên iPhone.

Khôi phục cài đặt gốc

Nếu thử mọi cách nhưng "Dữ liệu hệ thống" vẫn chiếm nhiều dung lượng, người dùng nên cân nhắc sao lưu dữ liệu rồi khôi phục cài đặt gốc, đưa iPhone về tình trạng như khi mới mua. Cách này được đánh giá hiệu quả nhất dù khá mất thời gian.

- Bước 1: Để sao lưu dữ liệu, kết nối iPhone với máy tính, sau đó mở iTunes/Apple Devices (trên Windows) hoặc Finder (macOS).

- Bước 2: Chọn iPhone vừa kết nối, chuyển sang tab General.

- Bước 3: Nhấn Back up all the data on your iPhone to this Mac. Có thể chọn Encrypt local backup để cài mật khẩu cho file sao lưu.

- Bước 4: Nhấn Back up now. Sau khi sao lưu xong, ngắt kết nối iPhone khỏi máy tính.

- Bước 5: Trên iPhone, vào Cài đặt > Cài đặt chung > Chuyển hoặc đặt lại iPhone.

- Bước 6: Chọn Xóa tất cả nội dung và cài đặt. Nhấn Tiếp theo rồi làm theo hướng dẫn.

- Bước 7: Sau khi khôi phục xong, kết nối iPhone với máy tính rồi làm theo bước 1-2.

- Bước 8: Trong phần General, chọn Restore Backup.

- Bước 9: Chọn file sao lưu gần nhất, nhấn Restore rồi làm theo hướng dẫn trên màn hình.

znews.vn

Đọc thêm

Giá iPhone 17 có thể tăng mạnh

Giá iPhone 17 có thể tăng mạnh

Giá iPhone 17 có thể tăng mạnh trong năm nay, không chỉ do nâng cấp tính năng mà còn chịu tác động từ chính trị và nguy cơ áp thuế từ chính phủ Mỹ.
Cảnh giác “bẫy độc” từ các trang web lậu

Cảnh giác “bẫy độc” từ các trang web lậu

Thói quen sử dụng các trang web “lậu” - những nền tảng chia sẻ nội dung không có bản quyền - có thể sẽ phải “trả giá đắt” nếu vô tình click vào những quảng cáo trá hình.
Khi nào iPhone gập ra mắt?

Khi nào iPhone gập ra mắt?

Apple được cho đã bước vào giai đoạn phát triển nguyên mẫu iPhone màn hình gập, dự kiến ra mắt vào cuối năm 2026.
Tin vui cho người chờ mua iPhone 17 Pro Max

Tin vui cho người chờ mua iPhone 17 Pro Max

Trong một bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Weibo, leaker Instant Digital cho biết iPhone 17 Pro Max sẽ trở thành chiếc iPhone được trang bị viên pin dung lượng cao nhất từ trước đến nay.
Cách sửa lỗi micro trên iPhone nhanh chóng

Cách sửa lỗi micro trên iPhone nhanh chóng

Mẹo khắc phục lỗi micro trên iPhone giúp bạn gọi điện, ghi âm rõ nét như ban đầu: kiểm tra cài đặt, vệ sinh mic, khởi động lại máy hoặc cập nhật iOS.
Cách xuất file Canva sang PDF đơn giản

Cách xuất file Canva sang PDF đơn giản

Xuất file PDF từ Canva là thao tác cần thiết khi thiết kế tài liệu, thuyết trình. Hướng dẫn dưới đây giúp bạn lưu file đúng chuẩn, đảm bảo chất lượng.
Ông Trump tìm được chủ mới cho TikTok

Ông Trump tìm được chủ mới cho TikTok

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một cuộc phỏng vấn, cho biết ông sẽ tiết lộ danh tính một nhóm người "rất giàu có" sẽ mua lại TikTok trong hai tuần tới.
AI ngày càng nguy hiểm

AI ngày càng nguy hiểm

Nghiên cứu của MIT cho thấy lạm dụng ChatGPT có thể làm suy giảm khả năng tư duy phản biện, đặc biệt ở người trẻ khi não bộ vẫn đang trong quá trình phát triển.
Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

Ngày 19/6, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.