Đua thuyền truyền thống ở Hộ Độ

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh, vừa qua, xã Hộ Độ (Lộc Hà) đã tổ chức hội đua thuyền truyền thống.

Các đội đua tranh quyết liệt
Các đội đua tranh quyết liệt

Cũng đã khá lâu rồi người dân ở xã Hộ Độ và những xã trong vùng mới có được một không khí vui vẻ, thoải mái đến như vậy! Ngay từ khi trời chưa sáng hẳn, mọi người dân nào già trẻ, gái trai trong vùng đã lục đục sửa soạn, chuẩn bị đón một ngày hội. Mới hơn 6 giờ sáng mà trời Hộ Độ như đã có cảm giác “nóng” hẳn, hàng ngàn người dân đã đến tập trung ở trên cầu Hộ Độ, đứng kín cả trên chiếc cầu dài hàng trăm mét. Đứng kín trên cầu, nhiều người đã phải xuống phía dưới chân cầu, mố cầu để xem. Người thì cờ, người thì trống, người dùng cả nắp vung nắp nồi, nhiều tốp còn tổ chức lên thuyền “cờ dông trống mở” để cổ vũ cho đội xóm mình thi đấu. Ông Nguyễn Văn Điệp - Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho hay: “Khi chúng tôi tổ chức Hội đua thuyền truyền thống thì hầu như tất cả người dân đều tham gia vào lễ hội. Thanh niên, trung niên thì làm vận động viên, còn lại là khán giả. Không chỉ có người ở trong xã tham gia mà còn có rất nhiều con em của địa phương đang làm ăn, cư trú nơi khác nghe tin cũng về động viên, cổ vũ cho xóm làng. Một số người làm ăn được ngoài ủng hộ cho xóm còn treo giải thưởng cả hàng chục triệu đồng cho xóm mình khi thắng cuộc”.

Hàng ngàn người dân đến xem và ..
Hàng ngàn người dân đến xem và ..

Tham dự hội đua thuyền truyền thống lần này ở xã Hộ Độ có 8 đội nam và 12 đội nữ của các xóm trong xã, mỗi đội đua gồm 15 vận động viên (12 người chèo chính, 1 người chỉ huy, 1 người lái chính và 1 người lái phụ) đua trên sông Hạ Hoàng với chiều dài của nam là 1.500 mét và của nữ 1.000 mét. Các đội được chia thành các bảng thi đấu vòng loại, rồi chọn ra các đội vào thi đấu bán kết và cuối cùng chọn ra 2 đội vào thi đấu chung kết. Theo kinh nghiệm của một số người, để thắng cuộc, các vận động viên không chỉ khoẻ mà còn phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đều tay trong khi chèo, khi đến đích người rút cờ phải rút thật nhanh...

cổ vũ cho các đội đua đứng kín trên cầu Hộ Độ
cổ vũ cho các đội đua đứng kín trên cầu Hộ Độ

Mặc dù trong thời gian diễn ra đua thuyên thời tiết khá oi nồng, khó chịu nhưng mọi người dân vẫn hăng say cổ vũ cho các đội đua. Tất cả như bị cuốn hút theo những nhịp tay chèo, nhịp trống và những tràng pháo tay hân hoan cổ vũ cho các đội đua. Còn những vận động viên thì trong bộ đồ thể thao, đồng phục với mỗi đội đã những sắc màu riêng, tạo ra những sức mạnh riêng, nào là màu đỏ, màu xanh, màu vàng…. Họ thể hiện những động tác khoẻ khoắn, giang những cánh tay lực lưỡng và luôn nhoài người về phía trước cố khoát những dòng nước vượt băng trên dòng sông. Tất cả vận động viên đều thể hiện một sự quyết tâm chiến thắng. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành “nhiệm vụ” thì họ lại trở thành những con người rất dung dị, hoà đồng. Anh Trương Khắc Hộ - Bí thư xóm, đồng thời là đội trưởng của đội đua thuyền xóm Nam Hà vừa cùng đội mình đua trận chung kết nam và giành giải nhất, đang còn những giọt mồ hôi nhễ nhãi khắp người cười nói với chúng tôi: “Khi tham gia đua là phải quyết tâm đến cùng để giành được chiến thắng! Cả xóm chỉ có hơn 80 hộ dân nên chúng tôi đã huy động hết mọi người. Để có kết quả này cả xóm đã tập luyện hơn 2 tuần, rất nghiêm túc. Trước khi thi đấu, xóm đã góp tiền đóng chiếc thuyền để tập luyện”. Cũng theo ông Hộ thì việc giành giải cao trong đua thuyền phải luyện tập để có sức khoẻ dẻo dai, đồng thời phải có kỹ chiến thuận thi đấu. Người chỉ huy trên thuyền rất quan trọng, phải cho đúng nhịp thì mọi người mới chèo đều tay, phải điều phối sức hợp lý,...

Nhiều đội đã tổ chức hẳn một một chiếc thuyền đi cố vũ cho đội nhà
Nhiều đội đã tổ chức hẳn một một chiếc thuyền đi cố vũ cho đội nhà

Hội đua thuyền truyền thống ở xã Hộ Độ theo một số người lớn tuổi trong vùng thì đã có lịch sử từ lâu, trong thời gian qua, cứ 5 năm, xã mới tổ chức 1 lần. Khi tổ chức, không chỉ thu hút được sự quan tâm của nhân dân trong xã mà con em hiện đang làm ăn nơi khác cũng rất quan tâm, ủng hộ, tài trợ. Theo tính toán của xã Hộ Độ thì một số con em của Hộ Độ hiện đang làm các doanh nghiệp đã ủng hộ cho hội đua thuyền truyền hơn 200 triệu đồng, trong đó đóng mới 3 chiếc thuyền bơi, gần 40 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Thanh ở xóm Tân Quí (Hộ Độ) cho biết: “Tui thật sự rất vui, phấn khởi khi xã tổ chức lại Hội đua thuyền truyền thống. Lâu lắm rồi người dân mới có dịp vui vẽ như thế này. Nếu có thể thì vài năm xã nên tổ chức 1 lần để mọi người tham gia cho vui”.

Tổ chức Hội đua thuyền truyền thống ở Hộ Độ đã tạo nên tình cảm, đoàn kết, gắn bó trong nhân dân, thôn xóm, làng xã, và là một nét đẹp văn hoá. Chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó!

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...