Đường biên giới kỳ lạ cứ 25 năm được khảo sát một lần để thay đổi nếu cần

Nơi đây được coi là một trong những đường biên giới lạ lùng nhất thế giới, nằm phân tách giữa hai quốc gia Phần Lan và Thụy Điển.

Nằm ở trong đoạn nối từ vịnh Bothnia đến biển Balti giữa Thụy Điển và Phần Lan, đảo Märket vốn là hòn đảo biển nhỏ nhất thế giới được chia sẻ giữa hai quốc gia Phần Lan và Thụy Điển. Dù chỉ rộng chưa tới 100 m nhưng đường biên giới trên đảo uốn lượn thành hình chữ S dài hơn 1 km để phân cách hai đất nước này.

Được biết, đảo Märket được hình thành từ thế kỷ 16 do mực nước biển thanh đổi. Do nằm ở vị trí trung tâm hành lang hẹp lại thấp nên nơi này trở thành địa điểm rất nguy hiểm nếu neo đậu tàu thuyền. Vào năm 1873 đã ghi nhận liên tiếp 8 chiếc tàu bị chìm khi cố hoạt động tại khu vực xung quanh đảo.

Đường biên giới kỳ lạ cứ 25 năm được khảo sát một lần để thay đổi nếu cần

Ngọn hải đăng trên đảo Märket. (Ảnh: News).

Để ngăn chặn điều này, Nga hoàng Alexander III (thời điểm Đế quốc Nga trị vì Phần Lan thời đó) đã cho xây dựng một ngọn hải đăng trên đảo, qua đó giúp cảnh báo tàu thuyền không đâm vào những bãi đá ngầm nguy hiểm.

Ngọn hải đăng do kiến trúc sư trẻ tuổi người Phần Lan có tên George Schreck thiết kế và xây dựng. Từ những năm 1970, công trình hoạt động bằng hệ thống điện tự động. Những người gác đèn được chuyển đi nơi khác và nó còn hoạt động tới ngày nay.

Nhưng “éo le” ở chỗ, công trình này lại được dựng lên ở phía Thụy Điển của hòn đảo. Nguyên nhân do thời điểm thi công chưa hề có bản đồ chính xác về sự tồn tại của đảo Märket. Chính điều này đã dẫn tới những câu chuyện thú vị sau này.

Suốt gần 100 năm trôi qua kể từ ngày xây dựng, ngọn hải đăng vẫn hiên ngang trên đảo mà không có sự can thiệp bởi chính quyền hai nước. Tới tận năm 1981, khi một nhóm các nhà điều tra đến từ Thụy Điển và Phần Lan tiếp hành cuộc khảo sát mới bắt đầu điều chỉnh lại đường biên giới.

Đường biên giới kỳ lạ cứ 25 năm được khảo sát một lần để thay đổi nếu cần

Đường biên giới trên đảo phân tách hai nước có hình chữ S ngược. (Ảnh: Amusingplanet).

Đó là đường biên hình chữ S ngược nằm ngoằn ngòeo nhưng đưa ngọn hải đăng quay lại lãnh thổ Phần Lan như nó vốn thuộc về, nhưng lại cho phép người Thụy Điển giữ lại phần đất của quốc gia mình.

Chính sự “bẻ cong” này đã khiến đường biên giới nằm uốn lượn độc đáo. Sự điều chỉnh này được đánh giá không làm thay đổi đường bờ biển nên không ảnh hưởng tới chủ quyền đánh bắt hải sản ở mỗi quốc gia.

Đường biên giới kỳ lạ cứ 25 năm được khảo sát một lần để thay đổi nếu cần

Cứ 25 năm một lần, đường biên giới sẽ được đánh dấu lại cho phù hợp. (Ảnh: Amusingplanet).

Ngoài ra, đường biên được đánh dấu bằng một loạt 10 lỗ khoan vào đá do bất cứ biên giới nào trên mặt đất đều có thể bị những cơn bão dữ dội hay sóng biển thổi bay. Thật vậy, thời tiết và sóng biển ở đảo Märket quá mạnh nên hình dáng đảo đôi lúc bị thay đổi đáng kể.

Nhằm khắc phục điều này, cứ 25 năm một lần, chuyên gia đến từ hai nước lại tiến hành một cuộc khảo sát chung trên đảo để thực hiện những thay đổi biên giới sao cho phù hợp khi cần thiết.

Đường biên giới kỳ lạ cứ 25 năm được khảo sát một lần để thay đổi nếu cần

Đảo Märket. (Ảnh Wikipedia).

Đảo Märket có diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 0,03 km2. Đây là nơi đóng vai trò phân cách hai quốc gia từ năm 1809 khi Thụy Điển và Nga - quốc gia cai trị Phần Lan thời điểm đó ký thỏa thuận hiệp ước Fredrikshamn để xác định biên giới của nhau. Khi được thiết lập, đường biên giới này lại chạy ngay qua lãnh thổ trên đảo.

Hòn đảo này do nằm ở giữa hành lang Understen - Märket rộng 11 km và dài 27 km nên đóng vai trò như dấu mốc giúp ích cho người đi biển. Chính vì điều này, nó được đặt tên gọi như hiện tại (có ý nghĩa “điểm đánh dấu” trong tiếng Thụy Điển) hoặc “The Mark”.

Theo Quốc Việt/dantri

Đọc thêm

Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.
Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…