Về Hà Tĩnh

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Áo tơi - thanh âm mộc mạc khi xướng âm tên gọi ấy, như nhiên đã gợi cho người ta về những cánh đồng quê bát ngát, yên bình. Áo tơi, một chiếc áo dân dã mà ẩn chứa biết bao giá trị văn hoá của người nông dân chân lấm tay bùn…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Một đêm trời Nam xa xôi, trong bập bùng lửa trại, người bạn đồng hương của tôi đã đọc mấy câu thơ của nhà thơ Đặng Bá Tiến: “Bước từ trong bóng tơi ra/ Bao người con của quê ta rỡ ràng”. Anh bạn tôi đã đọc mấy câu thơ ấy trong niềm tự hào rưng rưng. Lúc ấy, trước mắt tôi không còn bập bùng lửa trại nữa mà là một cánh đồng chấp chới dáng người. Ở đó, hình dáng những chiếc áo tơi màu nâu sáng cứ hiện lên như một bức phù điêu bất biến mà người nông dân đã tạc giữa cánh đồng.

Vốn dĩ là đứa trẻ lớn lên từ làng, kỷ niệm ấu thơ của tôi hầu hết đều gắn với ruộng đồng, sông nước. Trong suốt những tháng ngày ở với bà, tôi hầu như đã hòa mình vào cánh đồng. Thịt da tôi đượm màu nắng gió, hơi thở tôi quyện đặc mùi bùn non, mùi đất ẩm, mùi khói đốt đồng, mùi trầu thơm của bà, thoang thoảng hương cau, hương bưởi… Tâm hồn tôi nương náu trong lũy tre xanh, dưới những tán cọ rì rào gió; nương náu trong những manh áo tơi mát rượi, ngai ngái mùi lá rừng quyện mùi mưa, nắng…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Tôi không biết chính xác thời điểm xuất hiện của áo tơi trong đời sống của người nông dân Việt Nam nhưng tôi biết áo tơi được tạo ra từ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất của người nông dân; từ những ứng xử hiền hòa, thân thiện của con người thôn quê với thiên nhiên. Tôi biết, áo tơi đã che nắng, che mưa cho hàng bao thế hệ, trong đó có bà tôi, cha chú tôi, có tôi... Áo tơi cũng đã ươm ủ khát vọng cho bao con người Xứ Nghệ, để từ trong gian khổ, khó khăn, truyền thống hiếu học được phát huy mạnh mẽ. Họ đã thoát khỏi áo tơi, thoát khỏi làng quê, thành danh để quay về dựng xây đời sống mới…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Ở một phương diện nào đó, việc sử dụng áo tơi cũng là một nét văn hóa trong ứng xử với thiên nhiên của người nông dân. Chính vì ý nghĩa đó mà áo tơi đã trở thành hình ảnh độc đáo, có tính khắc họa trong nhiều tác phẩm thơ, ca. Chiếc áo ấy đã trở thành một biểu tượng văn hóa của làng quê.

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Tôi chợt liên tưởng tới câu thơ ấy của nhà thơ Đặng Bá Tiến khi bắt gặp bóng dáng áo tơi trên những thửa ruộng ven tỉnh lộ 2. Những cánh đồng thuộc xã Sơn Lộc và Quang Lộc (Can Lộc) những ngày này nắng như đổ lửa, nắng khiến đám đất vừa cày lên khô rạc, bạc phếch. Nắng khiến người nông dân mỗi khi ra đồng đều bịt bùng trong nhiều lớp áo bảo hộ… Ấy thế mà, cũng chẳng đỡ bị thiêu đốt là mấy.

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Bước thấp bước cao trên bờ vàng nắng của cánh đồng thôn Thịnh Lộc (xã Sơn Lộc), bà Nguyễn Thị Quý như thoải mái hơn khi mang theo chiếc áo tơi bên mình. Bà Quý cho biết: “Tôi có 70 tuổi đời thì có lẽ đã có tới 60 năm sử dụng áo tơi. Mặc áo tơi vừa che được nắng lại vừa vẫn có những khoảng hở để gió luồn vào, mát lắm cháu ạ. Chiếc áo này là bạn tôi bên thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc) tặng chứ bây giờ cũng không có mà mua đâu”.

Theo lời chia sẻ của bà Quý, chúng tôi men theo những ruộng lúa để đến Quang Lộc - nơi có nghề chằm áo tơi truyền thống. Đồng quê rộn rã tiếng cày bừa, thấp thoáng những chiếc áo tơi cũ mới…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Người đầu tiên mà tôi dừng lại bắt chuyện là anh Phan Việt (thôn Trà Dương). Anh nói: “Làng tôi bây giờ vẫn còn khá nhiều người giữ thói quen mang áo tơi ra đồng. Tôi cũng thế, có thể sử dụng hoặc không tuỳ thời tiết nhưng áo tơi là một trong những nông cụ không thể thiếu khi ra đồng của chúng tôi. Xưa, ông bà tôi thường tự chằm áo cho cả gia đình sử dụng nhưng bây giờ chúng tôi không chằm nữa mà mua của người bên thôn Yên Lạc. Nắng thế này, không có áo tơi thì bỏng da mất”.

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Thôn Yên Lạc những ngày mùa màng như vắng lặng hẳn. “Người dân ra đồng làm mùa hết rồi, không mấy ai ở nhà chằm tơi đâu. Có thì đến nhà bà Thái Yến hoặc ông Đức, may ra…” - bà cụ chỉ đường cho chúng tôi nhiệt tình nói.

Thật may mắn khi địa chỉ chúng tôi đến, người ta đang chằm áo tơi. Chủ nhà Nguyễn Thị Thái chia sẻ, bà không phải người gốc Yên Lạc mà là người Thạch Hà về đây làm dâu đã hơn 30 năm. Đó cũng chính là quãng thời gian bà gắn bó với chiếc áo tơi. Chừng 10 năm nay, bà trở thành “thợ” chính của gia đình. Hầu như không có ngày nào bà Thái không cong mình trên chiếc khung ván dùng để chằm tơi. Đến hơi thở cũng đượm mùi lá rừng.

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

....................................

“Trước đây, khi còn khỏe, mỗi ngày tôi chằm hơn chục chiếc nhưng bây giờ mắt kém, xương khớp đau mỏi nên cố lắm cũng chỉ được dăm chiếc. Mùa màng tơi được giá, làm chẳng kịp mà bán. Ở đâu tôi không biết chứ ở Yên Lạc ai cũng dùng áo tơi” - bà Thái bộc bạch.

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Để có lá cho mẹ và vợ chằm áo tơi, chừng mươi ngày, anh Thân Viết Trung phải lên rừng Hương Khê bẻ lá. Có hôm gặp được “luồng lá” thì đi một buổi là về. Có chuyến không may mắn, tìm mãi không thấy, anh phải đi nâm (ngủ lại trong rừng) đến khi bẻ đủ 1 gánh lá (làm được chừng 50-60 áo) mới về.

Nhìn cái cách bà Thái chuốt từng sợi mây, vuốt từng cánh lá rồi chằm thoăn thoắt, cái cách anh Trung “bẻ cổ” áo tơi đầy điêu luyện, tôi hiểu rằng, ngoài mưu sinh, họ còn có một đam mê, một tình yêu thực sự với nghề truyền thống này.

“Tôi không biết con cái tôi còn theo nghề truyền thống này đến bao giờ, nhưng riêng tôi, sẽ vẫn gắn bó với nghề đến lúc sức tàn, lực kiệt. Mỗi ngày không được ngồi lên chiếc khung ván, không được cầm cây kim, không được ngửi mùi lá rừng là tôi lại thấy chênh vênh lắm” - bà Thái tâm sự.

Emagazine: Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng…

Áo tơi là nông cụ của nhà nông nhưng giờ đây đã bao hàm trong đó cả văn hóa của làng quê. Áo tơi gợi đến bà, đến mẹ, đến ký ức đẹp đẽ của bao người. Áo tơi đã thoát ra khỏi hình ảnh lam lũ trên đồng mà nên thơ, nên nhạc. Và rồi, trong những phút giây nào đó, khi đọc lên một câu thơ, hát lên đôi câu hát, dù đang ở nơi đâu, người ta cũng tìm được lối về với nơi chôn nhau, cắt rốn của mình…

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô điện "3 không” (không mùi, không tiếng ồn và không phát thải), du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh biển trời hùng vĩ, cảm nhận rõ nét đẹp của vùng đất Hà Tĩnh yên bình.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Cùng với chuỗi lễ hội khai trương hoành tráng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đang nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hứa hẹn mang đến kỳ nghỉ sôi động, đáng nhớ cho du khách muôn phương trong dịp hè 2025.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam không chỉ đoàn kết, nỗ lực góp phần xây dựng vùng đất mới mà còn luôn đau đáu hướng về quê hương. Với tình yêu quê sâu đậm, họ luôn chung tay vun đắp, lan tỏa giá trị văn hóa và tinh thần Hà Tĩnh, tạo nên một “Hà Tĩnh thứ hai” đầy nghĩa tình và bản sắc nơi đất khách.
Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Khai trương mùa du lịch biển năm nay không tổ chức quy mô cấp tỉnh, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư công phu và diễn ra đồng loạt tại các địa phương, sự kiện này đã mang đến những ấn tượng đặc biệt, mở ra một mùa du lịch biển sôi động.
Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, con người huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tươi đẹp, thân thiện đến với du khách trong và ngoài nước.
Tưng bừng khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Tưng bừng khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã về dự khai trương du lịch biển ở Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), Xuân Hải (Thạch Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân).
Sẵn sàng "bấm nút" khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Sẵn sàng "bấm nút" khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật công phu, hấp dẫn và tăng cường các hoạt động bên lề, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng "bấm nút" khai trương du lịch biển năm Hà Tĩnh năm 2025,
Đèn lồng sáng rực biển đêm Xuân Thành

Đèn lồng sáng rực biển đêm Xuân Thành

Check-in hàng ngàn chiếc đèn lồng đa sắc màu, thả hoa đăng trên kênh Bàu Dài... mang tới cho du khách những trải nghiệm mới mẻ khi về biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp này.