Trăm năm giữ tròn con chữ

(Baohatinh.vn) - Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…

Tháng Sáu này, nghề báo kỷ niệm 100 năm đồng hành cùng đất nước. Giữa muôn vàn hoan ca, lòng tôi không nguôi nhớ về những thế hệ đi trước, không ngưng nhớ lại những bước chập chững vào nghề, không ngưng suy tư trước những đổi thay thời cuộc… Và, thật tự hào khi trong lòng tôi, trong lòng đồng nghiệp vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…

yt.jpg
Tháng Sáu này, nghề báo kỷ niệm 100 năm đồng hành cùng đất nước. Ảnh Báo SGGP

Cũng bởi mệnh lệnh từ trái tim mỗi người làm báo ấy mà một trăm năm qua là một thế kỷ báo chí cách mạng Việt Nam vững vàng trước mọi biến thiên của đời sống. Thật tự hào khi báo chí Việt Nam đã đồng hành cùng vận nước qua bao khói lửa chiến tranh, qua bao đổi thay của xã hội bằng lý tưởng, bằng lòng tin. Lý tưởng ấy, lòng tin ấy là ngọn lửa soi sáng cho đội ngũ người làm báo trên những chặng đường mới, để trong những “chiến trận” vô hình của đời sống hiện đại, người làm báo luôn như một chiến binh kiên cường và mạnh mẽ, luôn chiến thắng để giữ cái đúng, bảo vệ cái đúng.

Tôi lớn lên trong tiếng radio của ông, trong những tờ họa báo, nhật báo bố mang về từ đơn vị, trong những bài báo được hàng xóm photocoppy và truyền tay nhau đọc, trong những thông tin sinh động trên chiếc ti vi đen trắng… Khi đó, báo chí chưa phải cạnh tranh với mạng xã hội, chưa phải chịu áp lực của công nghệ số… nhưng tôi biết, người làm báo cũng phải đối mặt với nhiều áp lực, cám dỗ mà nếu không có bản lĩnh, không có lòng yêu nghề thì dễ dàng sẩy chân, sa bút. “Giữ cho tròn con chữ” nghe thật dễ mà cũng thật khó. Sau này, khi đã trở thành nhà báo, tôi càng hiểu sâu hơn về điều này.

1a2-8535.jpg
Báo chí cách mạng đóng vai trò chủ đạo trên mặt trận tuyên truyền để tập hợp quần chúng đứng lên đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ảnh Internet

Nghề báo không dành cho người dễ mỏi gối, càng không phải là con đường cho những ai mong thành danh trong ánh hào quang. Nó là nghề của những “người gác đêm chữ nghĩa”, là ngọn đèn nhỏ rọi vào những vùng tối khuất sâu trong đời sống. Ngay cả khi là một phóng viên mảng văn hóa, tôi cũng chưa từng nghĩ, nghề báo là một công việc nhẹ nhàng.

Hà Tĩnh không phải là nơi có nền KT-XH sôi động nhưng nghề báo lại chẳng bao giờ phẳng lặng. Tôi nhớ, những lần rong ruổi trên miền đất hát mà ở đó những làn điệu cổ đang bị thất truyền, những lần bịn rịn trên những làng nghề thủ công đang dần mai một, những lúc ngậm ngùi trước những thiệt thòi của những nghệ nhân, cả những day dứt trước những phế tích hoang tàn… Nghề báo đã dạy tôi cách lắng nghe, cách thấu hiểu, dạy tôi cách giữ lửa, để những con chữ mình viết ra không chỉ đúng mà còn đầy trách nhiệm và có nhân tâm.

Báo chí không chỉ là nghề, đó là lựa chọn sống đầy lý tưởng và hoài bão. Ý nghĩ đó đã đến với tôi khi chứng kiến những đồng nghiệp đã tự đấu tranh giữa cái xấu, cái ác để chọn đứng bên cái tốt, cái đẹp; đã tự tìm ánh sáng giữa vô vàn bóng tối. Tôi vẫn thường lặng lẽ quan sát đồng nghiệp - những phóng viên chính trị can trường trong lập luận để chiến đấu với những luận điệu xuyên tạc, dối trá; những phóng viên điều tra thức trắng đêm chỉ để lật mở một uẩn khúc, lựa chọn sống thanh đạm để bảo vệ cái đúng.

bqbht_br_z6686662444555-d68ab321bc66ee19210f9c35c35798a4.jpg
Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải Báo chí Trần Phú.

Chúng tôi khác nhau về chuyên môn, khác nhau về bút pháp, khác nhau về thể loại nhưng chung một con đường - con đường của sự dấn thân và tử tế. Chúng tôi đã cùng nhau đi qua những mùa báo in thơm mùi giấy mới, những khung hình giản dị, rồi cùng nhau bước vào thời đại số với sự phát triển của mạng xã hội, của AI và hằng hà nền tảng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải lựa chọn giữa view và giá trị, giữa được lan tỏa và được tin cậy. Ngẫm ra, nghề báo không giàu nhưng luôn giàu áp lực. Trong cuộc chiến vô hình của thông tin, mọi ranh giới cũng trở nên thật mong manh, đòi hỏi người làm báo, ngoài bản lĩnh, trí tuệ còn phải thật sự tỉnh táo - mới mong “giữ cho tròn con chữ”.

Có thể báo chí hôm nay không còn là “ngọn cờ thông tin” duy nhất như đã từng nhưng báo chí chính thống vẫn là mạch nguồn vững chãi, là điểm tựa để người dân tìm đến khi cần một sự thật không bị bóp méo, không nhuốm màu lợi ích. Và nhà báo, vì thế, càng phải giữ vững lương tâm, giữ tròn chữ tín, phải đề cao trách nhiệm của mình trước niềm tin ấy. Khi nhìn lại chặng đường đã qua, soi mình vào các thế hệ đi trước, tôi vẫn luôn thấy tự hào.

Nghề báo, dù nhiều áp lực, nhiều mỏi mệt vẫn là một nghề gieo tin yêu. Và tôi - một người viết nhỏ bé - vẫn thấy mình như ngọn lửa âm ỉ, bền bỉ cháy, mỗi khi nghĩ về mục đích bài viết, về những cảm xúc âm ấm lan ra từ con chữ. Để mỗi mùa 21/6 về, lòng tôi lại không thôi thổn thức về những điều đã viết, những điều chưa kịp viết và những điều vẫn còn đau đáu trong tim…

Đọc thêm

Biển về đêm

Biển về đêm

Nếu ban ngày, biển Kỳ Ninh (phường Hải Ninh, Hà Tĩnh) rực rỡ ánh nắng và sôi động thì khi đêm xuống, nơi đây lại khoác lên mình vẻ đẹp huyền bí, thơ mộng.
Những chuyện chưa kể về Ngã ba Đồng Lộc

Những chuyện chưa kể về Ngã ba Đồng Lộc

Trong vô vàn câu chuyện về Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại đã trở nên quen thuộc, ít ai biết rằng, những con ngõ, ngôi nhà ở thôn Mai Long (xã Xuân Lộc, Hà Tĩnh) là nơi từng lưu dấu bước chân, tiếng cười nói của 10 nữ liệt sỹ TNXP Tiểu đội 4, Đại đội 552 trước lúc họ đi vào bất tử.
Về làng có 3 di sản được UNESCO vinh danh

Về làng có 3 di sản được UNESCO vinh danh

Làng Trường Lưu xưa - xã Trường Lưu nay tự hào với 3 di sản được UNESCO vinh danh. Không dừng lại ở một danh xưng hành chính ở Hà Tĩnh, Trường Lưu còn ẩn chứa trong đó nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Thức giấc cùng biển Thạch Hải

Thức giấc cùng biển Thạch Hải

Khi trời chưa sáng hẳn thì tại bãi biển Thạch Hải (Hà Tĩnh), một nhịp sống khác đã bắt đầu. Nhiều người tìm về với biển lúc bình minh, đánh thức cơ thể bằng một "liều thuốc" từ gió, sóng và cát.
Giữa tuần, biển Thiên Cầm vẫn kín người

Giữa tuần, biển Thiên Cầm vẫn kín người

Dù đang ở thời điểm giữa tuần nhưng rất đông du khách vẫn tìm về với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) để xua tan sự oi bức, nắng nóng của thời tiết những ngày tháng 7.
Thành Sen - "dấu son" trong lòng người Hà Tĩnh

Thành Sen - "dấu son" trong lòng người Hà Tĩnh

Từ một câu chuyện trong sử sách, tên gọi Thành Sen (Hà Tĩnh) đã ra đời và theo suốt dặm dài lịch sử của vùng đất này. Tên gọi ấy đã ăn sâu vào ký ức, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ.
 Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Tháng 7 này trở nên đặc biệt hơn với nhiều gia đình liệt sỹ ở Hà Tĩnh khi phần mộ người thân được đưa về yên nghỉ nơi đất mẹ, khi tấm bằng “Tổ quốc ghi công” được trao tặng trang nghiêm, trọng thể.
Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Quyến rũ bình minh biển Thiên Cầm

Quyến rũ bình minh biển Thiên Cầm

Biển cả không những cho ta nguồn lợi hải sản quý giá mà còn mang đến bao điều thú vị. Về xã Thiên Cầm (Hà Tĩnh), sau khi khám phá chợ cá Cồn Gò vào tờ mờ sáng, du khách có thể ngắm bình minh và thỏa thích “check in”, ghi lại những kỷ niệm đẹp về mảnh đất và con người nơi đây.
Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Ngắm diện mạo đôi bờ sông Trí

Ngắm diện mạo đôi bờ sông Trí

Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí hoàn thành đã mang lại diện mạo đô thị cho phường trung tâm phía Nam Hà Tĩnh.
Thú vị đi chợ cá Cồn Gò một sớm mai hồng

Thú vị đi chợ cá Cồn Gò một sớm mai hồng

Khi bình minh ló rạng, những con thuyền trở về đầy ắp tôm cá sau một chuyến ra khơi, niềm hân hoan hòa cùng tiếng sóng reo vui, dậy cả khu chợ cá Cồn Gò, xã Thiên Cầm (Hà Tĩnh).
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa

Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa

Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.