Gần 9,3 ngàn hộ dân Lộc Hà được "tiếp sức" phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - Dư nợ của Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hiện đạt trên 335,5 tỷ đồng. Với nguồn vốn vay ưu đãi này, gần 9,3 ngàn hộ dân đã được tiếp sức phát triển kinh tế, vươn lên từng bước làm giàu.

Kinh tế của gia đình chị Phan Thị Lý (xóm Yên Khánh – xã Thạch Bằng) nay đã ổn định. Anh chị đã xây dựng được ngôi nhà hai tầng khang trang và có nguồn vốn đầu tư chăn nuôi, buôn bán.

Chị Lý cho biết: “Trước đây, gia đình gặp nhiều khó khăn, thông qua tổ vay vốn - tiết kiệm, vợ chồng tôi đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách – xã hội. Hiện, nhà tôi còn nợ 100 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm và sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. Nhờ vậy, chúng tôi đầu tư chăn nuôi bò và buôn bán gạo, cho nguồn thu khá mỗi năm”.

Gần 9,3 ngàn hộ dân Lộc Hà được “tiếp sức” phát triển kinh tế

Có vốn Ngân hàng Chính sách - xã hội, gia đình chị Phan Thị Lý (xóm Yên Khánh – xã Thạch Bằng) đầu tư nuôi bò và buôn bán gạo, cho nguồn thu khá mỗi năm.

Vừa tất bật giao hàng tết cho các tiểu thương, bà Nguyễn Thị Nguyệt (xóm Phú Mậu – xã Thạch Bằng) cho biết: “Là khách hàng gắn bó lâu dài với Ngân hàng Chính sách – xã hội, gia đình tôi đã có nguồn vốn để đầu tư hạ tầng thu mua và chế biến thủy hải sản. Với nhiều chương trình vay vốn lãi suất ưu đãi, chúng tôi mạnh dạn đầu tư kho đông, mở rộng quy mô muối nước mắm. Nhờ đó, đời sống gia đình ngày càng khấm khá hơn”.

Gần 9,3 ngàn hộ dân Lộc Hà được “tiếp sức” phát triển kinh tế

Gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt (xóm Phú Mậu – xã Thạch Bằng) yên tâm đầu tư kho đông...

Hiện nay, gần 9,3 ngàn hộ dân huyện Lộc Hà đang được Ngân hàng Chính sách – xã hội tiếp sức phát triển kinh tế. Ông Trần Văn Bé, Giám đốc Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Lộc Hà cho biết: “Tổng dư nợ của đơn vị hiện đạt trên 335,5 tỷ đồng với nhiều chương trình ưu đãi lãi suất. Trong đó, các chương trình có dư nợ lớn như: Cho vay hộ mới thoát nghèo đạt trên 81,5 tỷ đồng, cho vay hộ cận nghèo đạt 80 tỷ đồng, cho vay ưu đãi hộ nghèo đạt trên 41,6 tỷ đồng, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn đạt trên 64,3 tỷ đồng, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường đạt trên 46,4 tỷ đồng…”.

Gần 9,3 ngàn hộ dân Lộc Hà được “tiếp sức” phát triển kinh tế

và mở rộng quy mô thu mua, chế biến thủy hải sản

Thực tiễn cho thấy, ngoài việc hỗ trợ vay vốn, Ngân hàng Chính sách – xã hội huyện Lộc Hà còn tích cực tư vấn người dân xây dựng các mô hình kinh tế gắn với thế mạnh vùng miền.

Theo đánh giá, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách – xã hội huyện Lộc Hà đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân trên địa bàn. Thông qua 276 tổ vay vốn - tiết, dưới sự ủy thác của 4 tổ chức hội, nguồn vốn cho vay đúng đối tượng và được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả cao. Từ nguồn vốn này, người dân Lộc Hà đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Gần 9,3 ngàn hộ dân Lộc Hà được “tiếp sức” phát triển kinh tế

Nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách - xã hội đã giúp người dân Lộc Hà từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Chính sách – xã hội huyện Lộc Hà đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát và thu hồi nợ đối với chương trình cho vay hộ nghèo làm nhà ở và cho vay học sinh sinh viên.

“Với chương trình cho vay hộ nghèo làm nhà ở, có không ít gia đình, chủ vay vốn là người già nên sau khi mất đi chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ. Còn chương trình cho vay học sinh, sinh viên, hiện có nhiều sinh viên theo học ngành nghề không phù hợp, ra trường không có việc làm ổn định nên không có khả năng trả nợ. Theo đó, nợ quá hạn của 2 chương trình này khá cao và các cấp, các ngành cần có giải pháp tháo gỡ cùng ngành ngân hàng”, Giám đốc Ngân hàng Chính sách – xã hội huyện Lộc Hà Trần Văn Bé nhấn mạnh.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast