Gặp người huấn luyện 1.000 con chim bồ câu cho ngày Đại Lễ

Sau khi rải thóc xuống nền đất, người đàn ông cầm chiếc còi lủng lẳng trước ngực rít lên mấy tiếng quen thuộc, ngay lập tức trên 1.000 con bồ câu trắng đang chao lượn trên bầu trời sà xuống xung quanh ông và xếp thành những biểu tượng, những dòng chữ khẩu hiệu rất thú vị...

Những chú chim điệu nghệ

Trong dịp ra Hà Nội gần đây, nhân hội chợ triển lãm “Hà Nội-làng nghề, phố nghề” tại công viên Bách Thảo (Hà Nội), tôi ghé vào tham quan các gian trưng bày. Tôi và không ít du khách thực sự ngỡ ngàng trước sự hiện diện của những chú bồ câu trắng chao lượn điểm xuyết những gam màu mới lạ trên nền xanh thẳm của rừng cây cổ thụ Bách Thảo.

Nghệ nhân Phạm Tài Thu cho chim ăn trước giờ huấn luyện
Nghệ nhân Phạm Tài Thu cho chim ăn trước giờ huấn luyện

Lân la tìm hiểu, tôi được biết đây là đàn chim bồ câu mới được nghệ nhân Phạm Tài Thu - một trong những chuyên gia hiếm hoi của Việt Nam theo nghề huấn luyện chim - đưa từ Đà Nẵng ra để phục cho ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Cứ đúng 7 giờ sáng, ông Thu lại bắt đầu buổi huấn luyện. Sau một hồi còi rít lên đều đặn nhịp nhàng, những đàn chim đang rỉa lông rỉa cách trong chuồng, trên thân cây cổ thụ hay đang sải cánh trên trời đều sà xuống rào rạt như một cơn lốc trắng “tập hợp” nhanh chóng tại khu đất nổi trong hồ Bách Thảo.

Sau khi “điểm danh” xong, người huấn luyện chạy ra bãi tập - là những con đường rộng chạy uốn lượn trong công viên, tay cầm sọt thóc, tay rải thóc đều trên mặt đường theo những biểu tượng hoặc những con chữ đã được vạch sẵn.

"Chuyện trò" cùng chim
"Chuyện trò" cùng chim

Hoàn tất việc chuẩn bị, ông Thu cất lên một hồi còi. Một chú bồ câu trắng từ khu đất nổi bay lên hướng về nơi có tiếng còi. Đàn chim kế sau đó tung cánh bám theo rồi hạ cánh nhịp nhàng, uyển chuyển trước mặt nghệ nhân và những hàng chữ “Thăng Long - Hà Nội” hiện ra trắng muốt trên con đường rải nhựa.

Khi nhìn thấy những con chữ được xếp ngay ngắn, nghệ nhân Phạm Tài Thu lại rít lên một hồi còi, đàn chim lại bay lên, dòng chữ trắng Thăng Long - Hà Nội” bay bổng trên cao theo hướng dựng đứng được khoảng 10 mét rồitách ra hướng về khu đất nổi - khu nhà mới của đàn chim.

Hàng trăm du khách khi chứng kiến những màn biểu diễn tài tình nghệ nhân và đàn chim bồ câu trắng đều rất ngỡ ngàng, vui sướng hò reo vỗ tay tán thưởng.

Huấn luyện chim - nghề không đơn giản

Để huấn luyện được trên 1.000 con chim bồ câu một lúc là cả một quá trình gian khó. Nghệ nhân Phạm Tài Thu tâm sự: “Nếu bạn muốn gần gũi chúng, muốn chúng làm theo ý bạn, điều đầu tiên là phải lựa chọn giống chim tốt dễ thuần và nhất thiết là phải nuôi chim từ nhỏ. Bạn có thể mua vài ba chục con để nuôi đơn thuần thì không vấn đề gì, thế nhưng việc phải tuyển chọn trên 1.000 con chim nuôi đã là khó, rồi làm sao cho chim không bị bệnh cũng đã rất vất vả. Còn nói đến việc huấn luyện trên 1.000 con chim, để nó gần gũi, làm theo sự điều khiển của mình thật sự là một thử thách lớn”.

Sau khi đồng ý nuôi và huấn luyện 1.000 con bồ câu trắng cho UBND T.P Hà Nội, ông Thu bắt tay vào công việc tuyển chọn chim. Suốt hơn một tháng trời lùng sục khắp các tỉnh miền xuôi, miền ngược, từ Nam ra Bắc, ông Thu mới lựa chọn cho mình những con chim khoẻ đẹp và dễ thuần. Đa phần chim bồ câu trắng được ông mua ở các tỉnh miền Trung như: Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... , sau đó đưa về Đà Nẵng - nơi ông sinh sống - để nuôi và huấn luyện.

Nghệ nhân Phạm Tài Thu cho hay: “Từ việc cho ăn gì, ăn như thế nào, tiêm thuốc gì để chim kháng được bệnh tật, phát triển nhanh và không bị mệt khi di chuyển xa... đều phải xem xét cẩn trọng. Cũng may là tôi đã gần gũi và yêu thích nuôi chim từ nhỏ, ông nội và ba của tôi cũng là những người nuôi chim lão luyện nên tôi cũng tiếp thu được khá nhiều kinh nghiệm từ cha ông”.

Trong đàn hơn 1.000 con, ông Thu chọn ra khoảng 10 con để huấn luyện riêng. “Đó là những con đầu đàn, chúng được áp dụng chế độ luyện tập đặc biệt, đi đâu và làm gì tôi cũng đưa chúng đi theo, thậm chí cả lúc về nhà, lúc ăn, ngủ, chúng cũng sát cánh cùng tôi” - ông Thu cho biết.

Những chú chim còn lại cũng được tập luyện với chế độ rất nghiêm ngặt. Mục đích các khoá huấn luyện của ông là để chim có thể tiếp xúc được với con người, có thể gần gũi với người lạ, có thể xếp được chữ như tên người, các khẩu hiệu, xếp được các biểu tượng các hình ngộ nghĩnh như trái tim, hình thù con vật...

Mong muốn nhân rộng vườn chim hoà bình

Trước khi thực hiện dự án nuôi 1.000 con chim bồ câu trắng cho Thủ đô Hà Nội, nghệ nhân Phạm Tài Thu đã thưc hiện nhiều dự án ở các tỉnh thành khác.

Ông Thu tâm sự: “Tôi chính thức bước vào nghề huấn luyện chim từ năm 2000. Đó là thời điểm tôi vào Đà Lạt chơi, qua nhiều cuộc viếng thăm trò chuyện với những người đồng hương Đà Nẵng, tôi nhận được lời mời xây dựng vườm chim hoà bình ở trung tâm thành phố. Khởi đầu từ 100 con bồ câu trắng, đến nay đàn chim đã phát triển và nhân rộng ra với số lượng xấp xỉ 1.000 con”.

Người dân Đà Lạt rất thích thú với sự hiện diện của đàn bồ câu trắng, có rất nhiều du khách từ già, trẻ, gái, trai ồ ạt đến đùa giỡn với đàn chim, cho chim ăn và chụp ảnh lưu niệm cùng chim. Họ bị cuốn hút bởi những màn trình diễn xếp hình, xếp chữ điêu luyện của đàn chim.

“Có rất nhiều đôi tổ chức đám cưới đến đây chụp hình, họ thuê tôi điều khiển đàn chim xếp chữ cô dâu chú rể và lồng trái tim vào. Số tiền đó lại được đầu tư, nhân rộng đàn chim” - ông Thu cho biết.

Sau sự thành công của vườn chim hoà bình ở Đà Lạt, ông Thu lại tiếp tục nhân rộng mô hình đó ở Đà Nẵng với dự án nuôi 1.000 con bồ câu trắng tại công viên Phạm Văn Đồng. Đàn chim của ông Thu được tuyển chọn kỹ lưỡng từ khắp các miền đất nước với nhiều chủng loại, đẹp nhất là bồ câu vua, rồi đến bồ câu sư tử, bồ câu kỳ lân giống Pháp, Thái Lan, Nhật Bản... trong số đó theo ông bồ câu giống Việt Nam là bay đẹp nhất vì dáng người thon gọn nhỏ nhắn.

Tâm niệm của nghệ nhân Phạm Tài Thu là muốn xây dựng nhiều vườn chim hoà bình trên khắp đất nước.

Ông Thu cho rằng: “Hà Nội là thành phố hoà bình, vậy nên các công viên Bách Thảo, Thống Nhất, Thủ Lệ, Hoà Bình... đều phải có sự hiện diện của những cách chim bồ câu trắng. Sau khi chuyển giao 1.000 con chim bồ câu trắng cho công viên Bách Thảo, tôi sẽ lên Sơn La. Sau dự án ở Sơn La, tôi sẽ tiếp tục xây dựng vườn chim hoà bình tại quảng trường Hồ Chí Minh ở thành phố Vinh (Nghệ An).

Đọc thêm

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.