Giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre “tái xuất”

Sau 4 năm gián đoạn, Giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre “tái xuất” kỳ thứ V - 2018 với chủ đề “Ứng xử văn hóa - Xã hội văn minh”. Các nhà tổ chức hy vọng tiếng cười từ những bức biếm họa sẽ góp phần điều chỉnh văn hóa ứng xử, làm cho đời sống đẹp hơn.

giai biem hoa bao chi viet nam cup rong tre tai xuat

Tác phẩm đoạt giải nhất mùa thứ 4 (2013-2014) - tác giả ZĨN (họa sĩ Vũ Thanh Hiền) phê phán "nạn chặt chém" du khách nước ngoài ở Việt Nam. Ảnh: TTVH

“Giải Biếm họa báo chí Việt Nam” là sáng kiến của Báo Thể thao & Văn hóa (thuộc TTXVN) tổ chức 2 năm 1 lần, ra mùa đầu tiên vào năm 2007-2008, mỗi năm có 1 chủ đề.

Trải qua 4 mùa (mùa thứ IV vào năm 2013-2014) và sau 4 năm gián đoạn, Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần thứ V “tái xuất”, bắt đầu từ ngày 3/4/2018, giải thưởng được trao vào cuối năm 2018.

Mùa giải năm nay có chủ đề “Ứng xử văn hóa - Xã hội văn minh” nhằm thông qua tiếng cười của biếm họa góp phần điều chỉnh văn hóa ứng xử trong xã hội, hướng tới giá trị chân - thiện - mỹ trong đời sống.

Với chủ đề như vậy, các “cây cọ” có thể đề cập mọi khía cạnh của đời sống xã hội để qua con mắt của các họa sĩ biếm, người xem có thể “tự điều chỉnh” hành vi ứng xử của mình.

giai biem hoa bao chi viet nam cup rong tre tai xuat

"Bài học... muộn"-tác giả NOP (họa sĩ Hà Xuân Nồng), giải nhất mùa thứ 2 (2009-2010) có chủ đề "Giao thông thời hội nhập". Ảnh: TTVH

Nói về “cuộc thi vẽ” này, nhiều họa sĩ hết sức tâm đắc.

Họa sĩ Vũ Thanh Hiền (nghệ danh: Zĩn) bày tỏ “biếm họa gắn liền với báo chí nhưng rất tiếc là ở nước ta hiện nay còn rất ít đầu báo dành chỗ cho biếm họa hoặc nếu có thì đất dành cho biếm họa cũng khá chật chội”.

Theo họa sĩ Vũ Thanh Hiền, biếm họa luôn mang tính tích cực theo một góc nhìn vui vẻ, hài hước nhưng giàu tính xây dựng với vì một xã hội văn minh, tốt đẹp.

Trong khi đó, họa sĩ Thành Chương cho rằng biếm họa có tiếng nói riêng trong việc góp phần giải quyết các vấn đề đang được xã hội quan tâm. Với chủ đề cuộc thi lần này, ông Thành Chương tin tưởng các họa sĩ biếm sẽ có tiếng nói trong phê phán cái xấu để góp phần làm cho xã hội văn minh, văn hóa hơn, tốt đẹp hơn.

giai biem hoa bao chi viet nam cup rong tre tai xuat

"Ăn cả phần của tương lai" - tác giả DAD (họa sĩ Đỗ Anh Dũng) - giải ba mùa thứ 3 (2011-2012) với chủ đề "Môi trường và biến đổi sinh thái". Ảnh: TTVH

Đề cập tới cuộc thi, họa sĩ Lương Xuân Đoàn bày tỏ gần đây, trong đời sống có nhiều vấn đề bức xúc khiến dư luận quan tâm. Vì vậy, cuộc thi sẽ là cú hích cho các họa sĩ tích cực vào cuộc với cách nhìn có trách nhiệm với công chúng, với xã hội.

Theo chinhphu.vn

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...