Giáo dục

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Trời chưa sáng đã đến lớp, chập choạng tối vẫn chưa rời trường, gần 20 năm nay, mỗi ngày của cô Hoàng Thị Thắm (SN 1980) - giáo viên Trường Mầm non Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) đều bắt đầu và kết thúc như vậy.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”
Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Bước vào nghề từ năm 2003, khi Trường Mầm non Hương Thủy vẫn chỉ là những dãy nhà học tường đất, mái lá, thậm chí nhiều lớp học còn mượn tạm nhà văn hóa thôn để dạy học, dấu chân của người giáo viên mầm non đã in trên những con đường khúc khuỷu của xã miền núi này.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Cô Thắm nhớ lại: “Những đứa trẻ nơi đây khi đến trường còn lấm lem bùn đất; nhiều phụ huynh cũng chưa nghĩ đến việc cho con đến lớp dù con đã 3-4 tuổi. Thế nên, giáo viên phải thường xuyên đến nhà vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường. Ngày nghỉ là lúc tôi cùng đồng nghiệp kiên trì vượt từng quả đồi đến vận động phụ huynh cho con em đến trường”

Địa hình chia cắt, cơ sở vật chất thiếu thốn, những ngày đầu về trường, có những năm học, cô Thắm và các đồng nghiệp phải chèo đò vượt sông để dạy học sinh ở các điểm trường lẻ tại nhà văn hóa thôn. Mãi đến năm 2019, Trường Mầm non Hương Thủy được xây dựng khang trang hơn, các điểm lẻ tập trung về 1 điểm duy nhất, học sinh ở vùng bên kia sông cũng có cầu qua sông, những vất vả của cô Thắm và các đồng nghiệp mới vơi bớt phần nào.

Trường mới, phương pháp dạy học mới, cô Thắm và các đồng nghiệp miệt mài trang trí lớp học với các chủ điểm để tạo không gian học hứng thú, mới lạ cho trẻ. Thế nhưng, là ngôi trường nằm ở vùng thấp trũng, mỗi khi mùa mưa đến, các cô giáo Trường Mầm non Hương Thủy lại thấp thỏm không yên.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Trường Mầm non Hương Thủy ở vùng thấp trũng nên mỗi mùa mưa lũ đến, cô Thắm và các đồng nghiệp rất vất vả.

Hễ nghe tin báo gió mùa, mưa kéo dài, các cô phải túc trực để kịp thời di chuyển đồ dùng, dụng cụ học lên tầng 2; các chủ điểm được trang trí trong từng lớp học cũng phải bóc gỡ làm lại hoặc chấp nhận ngâm trong nước lũ. Dường như đã quá quen thuộc với những lần chạy lụt như thế, cô Thắm chẳng còn xem đó là vất vả. “Có những năm mưa lũ kéo dài, lớp học ngập trong bùn đất, chúng tôi mất cả tuần để dọn dẹp vệ sinh” - cô Thắm tâm sự.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Tranh thủ những ngày nghỉ, cô Thắm (người mặc áo xanh) đến từng nhà vận động phụ huynh cho trẻ đi học đúng tuổi.

Vất vả, khó khăn nhiều là vậy, thế nhưng, với đam mê nghề nghiệp, niềm yêu trẻ vô bờ, suốt 2 thập kỷ qua, mỗi ngày, cô Thắm đều tỉ mẫn chăm chút cho những mầm non tương lai. Không kể nắng hay mưa, mùa hè hay mùa đông, hơn 6h sáng, cô đã có mặt tại trường để vệ sinh lớp học sạch sẽ, thông thoáng trước khi đón trẻ.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Chương trình dạy học, từ hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... được cô cùng đồng nghiệp sáng tạo triển khai để tạo niềm yêu thích, hứng thú cho trẻ trong mỗi ngày đến lớp. Đồng nghiệp và phụ huynh yêu quý, tin tưởng cô khi chứng kiến những hình ảnh quen thuộc đó là buổi trưa khi trẻ đã chìm sâu vào giấc ngủ, cô Thắm ăn vội bát cơm rồi lặng lẽ ngồi ở góc phòng tranh thủ làm thêm các đồ chơi, góc học tập. Cuối mỗi buổi dạy, khi học sinh đã ra về, biết bao công việc không tên ngổn ngang giữ cô ở lại lớp học, lọ mọ đến tối mịt mới về nhà.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Cô Thắm trải lòng: “Công việc bận rộn, thời gian tôi dành cho con cái, gia đình rất eo hẹp, cũng không ít lần tôi tủi thân, mệt mỏi đến rơi nước mắt nhưng rồi nhìn ánh mắt trong veo của trẻ, chứng kiến lớp lớp trẻ thơ trưởng thành từ sự chăm sóc của mình, những đứa trẻ vào trường đang ê a tập nói mà nay đã liến thoắng gọi tên cô, tôi thấy mình càng phải nỗ lực hơn nữa”.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Dành hết tình yêu thương cho trẻ, cô Thắm đã không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và đem hết tâm sức để chăm sóc, dạy dỗ trẻ tốt nhất. Là tổ trưởng tổ chuyên môn, cô sáng tạo, đổi mới phương pháp, lan tỏa kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng sư phạm của bản thân cho đồng nghiệp. Cô cũng sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trẻ; mày mò nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Cô luôn chủ động, tích cực tham mưu, phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ, buổi tham quan, trải nghiệm cho trẻ với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”.

....

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Là tổ trường chuyên môn, cô thường xuyên trao đổi, lan tỏa các phương pháp dạy học của bản thân đến giáo viên trẻ trong trường.

Mới đây nhất, năm học 2020-2021, sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp xây dựng và sử dụng môi trường sẵn có của trường, địa phương đưa vào hoạt động cho trẻ 3 tuổi” của cô Thắm được triển khai đã mang đến nhiều đổi mới trong dạy học, tạo hứng thú cho học sinh và kêu gọi các phụ huynh tham gia trải nghiệm cùng trẻ. Sáng kiến được đánh giá đạt bậc 4 cấp huyện và giúp cô đạt giải ba giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, trong điều kiện kinh phí của trường miền núi còn khó khăn, sáng kiến của cô Thắm được áp dụng trong thực tiễn những năm qua đã giúp tiết kiệm chi phí mua sắm đồ dùng học tập, vừa nhận được sự đồng tình của phụ huynh và sự đón nhận của trẻ.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Dành hết yêu thương cho trẻ, cô Thắm đã không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để mang đến không gian học, chơi lý thú.

Cô Thắm bộc bạch: “Với tôi, mỗi vật dụng nhỏ đều có thể tạo nên những đồ dùng có giá trị nếu mình sáng tạo và tâm huyết. Những vỏ chai, hộp giấy, viên đá hay vỏ ốc... có thể tận dụng, tôi đều nhặt về, rửa sạch để làm đồ chơi, đồ dạy học cho trẻ. Tùy vào từng chủ đề học, tận dụng tất cả các không gian vốn có của nhà trường, từ vườn rau đến góc cầu thang hay sân trường, tôi lại sáng tạo các trò chơi, trải nghiệm phù hợp để trẻ khám phá và thực hành”.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Tận dụng đá, sỏi hay các vỏ chai, hộp... cô Thắm làm nên những đồ chơi, dụng cụ dạy học.

Không ngừng nỗ lực và trách nhiệm, cô Thắm trở thành người truyền lửa nhiệt huyết cho các giáo viên trẻ. Trong 5 năm học liên tục, cô là giáo viên dạy giỏi cấp huyện; đạt giải ba giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2021-2024; sáng kiến kinh nghiệm bậc 3 cấp tỉnh; được nhận giấy khen của Sở GD&ĐT về thành tích trong phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” năm học 2020-2021... Đặc biệt, trước thềm kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô Thắm còn được đón nhận niềm vui to lớn trong sự nghiệp “trồng người” của mình đó là được Bộ GD&ĐT xét tặng danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu năm 2022.

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Cô Lê Thị Thắm - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Vượt qua những vất vả của hoàn cảnh gia đình khi chồng công việc bấp bênh, đồng lương giáo viên mầm non eo hẹp, cô Thắm vừa đi dạy, vừa làm vườn để có thêm thu nhập chăm lo gia đình. Khó khăn là vậy nhưng cô luôn là một người lạc quan, vui vẻ và hết lòng với con trẻ. Gần 20 năm gắn bó với nghề giáo, với Trường Mầm non Hương Thủy, cô Thắm đã thực sự là người mẹ hiền của các thế hệ học sinh, là người đồng nghiệp nhiệt huyết, trách nhiệm và luôn xung phong, đi đầu trong mọi nhiệm vụ chuyên môn, phong trào. Nhìn vào chị, chúng tôi - những giáo viên trẻ được truyền cảm hứng nghề nghiệp. Là cán bộ quản lý, tôi cũng học được ở chị nhiều điều về cách sống, cách làm việc”.

Bày tỏ niềm tin yêu, cảm phục với “người mẹ thứ hai” của con mình, chị Phan Thị Hà Phương - phụ huynh lớp 3 tuổi A cho biết: “Con trai tôi kể cả những lúc ở nhà cũng luôn miệng nhắc cô Thắm, có chuyện gì hay cũng mong được đến lớp để kể cho cô giáo nghe, gặp cô ở đâu cũng chạy ùa đến để được cô bế. Và không chỉ với con tôi, những đứa trẻ ở lớp 3 tuổi A này đều yêu quý cô như vậy. Tôi hiểu con đã được cô yêu thương đến nhường nào! Tôi thật sự biết ơn các cô giáo đã vất vả vì con!”.

....

Vinh quang sứ mệnh trồng người (Bài 4): Nữ giáo viên vùng núi 20 năm thầm lặng “ươm những mầm xanh”

Không ngừng nỗ lực và trách nhiệm, cô Thắm trở thành người truyền lửa nhiệt huyết cho các giáo viên trẻ.

Ngày lễ hiến chương đang đến gần, tạm biệt Trường Mầm non Hương Thủy trong rộn ràng niềm vui ngày lễ, tôi tin rằng, những đứa trẻ được lớn lên từ tình yêu thương của cô Thắm sẽ mãi tri ân cô, như cách cô đã thầm lặng “ươm những mầm xanh” trong suốt 20 năm qua và trong cả chặng đường sắp tới!

thiết kế: công ngọc

(còn nữa)

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Đọc thêm

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Các hoạt động chào xuân là dịp để các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) được vui chơi, hiểu thêm về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 trưng bày nhiều ấn phẩm báo chí, phản ánh sự sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền của báo chí Hà Tĩnh và cả nước trong kỷ nguyên số.
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Nối những niềm vui trên “cánh đồng” tri thức

Nối những niềm vui trên “cánh đồng” tri thức

Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh khép lại năm 2024 với những niềm vui trên “cánh đồng” tri thức. Nỗ lực của thầy và trò đã đơm hoa, kết trái bằng những thành tích ấn tượng trên mỗi sân chơi kiến thức.