Giòn thơm bánh tráng Lạc Đạo

(Baohatinh.vn) - Cách trung tâm TP Hà Tĩnh khoảng 9 km về phía Đông, vùng Lạc Đạo (nay là thôn Lạc Long, xã Thạch Văn, Thạch Hà) không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, người dân buôn bán trăm nghề mà còn được biết đến là nơi có bánh tráng mịn, giòn thơm. Ở đây có khoảng 30 hộ thường xuyên làm bánh cung cấp cho thị trường.

gion thom banh trang lac dao

Bánh tráng Lạc Đạo

Công việc làm bánh bắt đầu từ khâu chọn gạo, ngâm mềm trong 4-5 giờ rồi tách nước chua trong gạo và để bột tạo được độ kết dính. Trước đây, người làm bánh ở Lạc Long thường dùng gạo chiêm đỏ (vụ chiêm), gạo lúa nhe, lúa ré, cu đỏ (vụ mùa); ngày nay thì dùng các loại gạo xuân mai 12 và khang dân 18.

Khác với bánh tráng các nơi khác, bánh tráng Lạc Long được cho thêm một ít muối và rắc đều trên mặt bánh một loại vừng đen, vì thế, khi ăn sẽ có cảm giác mằn mặn của muối, tăng thêm độ béo và mùi thơm của vừng đen. Có nhiều loại bánh, bánh mỏng để đập với bánh mướt gọi là “bánh cặp”, bánh dày hơn dùng để quạt giòn. Sở dĩ bánh có tên là bánh tráng chính là do các công đoạn sản xuất mà thành.

Bột được pha nước quấy đều, có độ loãng vừa để dạt được đều trên khuôn bánh là một khuôn vải được căng tròn trên một chiếc nồi bung nước sôi. Lớp gạo trắng được làm chín bằng hơi nước bốc lên từ chiếc nồi bên dưới. Người làm phải tính toán thời gian để khi bánh vừa chín, dùng thanh tre mỏng lấy bánh ra, khéo léo trải trên vỉ tre để bánh tráng không rách mà vẫn thẳng, là công đoạn quyết định thành công của một chiếc bánh thành phẩm.

Bánh được đặt trên các vỉ tre được đem ra phơi nắng, nếu trời mưa thì có thể sấy dưới than đen. Bánh dù phơi hay sấy đều phải đảm bảo thời gian, vì bánh quá khô sẽ bị cong vênh, không đẹp, nhưng quá ướt thì bị gãy nát.

Ở Lạc Long không chỉ có bánh tráng khô mà còn có loại bánh tráng ướt, nguyên liệu và công đoạn làm bánh cũng không khác nhau là mấy, riêng bánh tráng ướt phải dùng ngay mới ngon nên không để lâu được. Người làm bánh ở đây cũng không cho thêm các phụ gia thực phẩm nên bánh mịn và thơm. Độ ngon và thơm của bánh tráng Lạc Long được quyết định từ khâu chọn và ngâm gạo, chứ không pha thêm một loại tinh bột nào khác. Khi nướng lên, bánh thơm mùi gạo, mùi vừng đen. Bánh tráng mỏng để cuốn thịt với rau sống hay làm các món nem, bánh tráng nướng được dùng vào các món nộm gỏi. Nhiều món ăn ở Hà Tĩnh nếu không có bánh tráng thì hương vị sẽ giảm đi nhiều phần. Bánh tráng đi vào đời sống ẩm thực của người dân bình dị như thế!

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!