Google bị phạt nặng vì dùng dữ liệu báo chí đào tạo AI

Google bị cơ quan quản lý Pháp phạt 270 triệu USD vì vi phạm thỏa thuận với báo chí, trong đó có việc dùng nội dung của tòa soạn để đào tạo AI.

Euronews cho biết ngày 20/3, cơ quan quản lý cạnh tranh Pháp (ADLC) ra án phạt 250 triệu euro (270 triệu USD) với Google do tranh chấp kéo dài với các nhà xuất bản Pháp vì không đáp ứng những cam kết đưa ra vào tháng 6/2022.

ADLC cho rằng Google đã dùng nội dung của các tòa soạn để huấn luyện chatbot Bard, hiện được đổi tên thành Gemini, mà không thông báo cho đối tác.

Trong thỏa thuận trước đó, Google cam kết sẽ "thương lượng một cách thiện chí dựa trên các tiêu chí minh bạch, khách quan và không phân biệt đối xử". Tuy nhiên, ADLC nhận thấy Google không cung cấp tùy chọn "từ chối" dành cho nhà xuất bản khi thương lượng về phí bản quyền.

Bên ngoài một văn phòng của Google. Ảnh: Reuters
Bên ngoài một văn phòng của Google. Ảnh: Reuters

Sulina Connal, phụ trách Quan hệ đối tác tin tức và xuất bản của Google, thông báo trên blog hôm 20/3 rằng công ty chấp nhận đóng phạt nhưng mức này "quá nặng" so với những vi phạm được ADLC ghi nhận.

Connal tuyên bố Google là nền tảng đầu tiên và duy nhất đã ký thỏa thuận cấp phép quan trọng về các quyền liên quan với 280 nhà xuất bản báo chí Pháp. Họ đã trả hàng chục triệu euro mỗi năm cho hơn 450 ấn phẩm. Tuy nhiên, khoản tiền phạt ADLC đã thể hiện sự mất cân bằng về những giá trị công ty nhận được từ nội dung tin tức.

Theo Guardian, Pháp đã đấu tranh trong nhiều năm để bảo vệ quyền lợi của các nhà xuất bản và doanh thu của báo chí trước các nền tảng công nghệ. Google và các công ty khác bị cáo buộc kiếm hàng tỷ USD từ tin tức mà không chia sẻ doanh thu với tòa soạn. Để giải quyết vấn đề, Liên minh châu Âu (EU) đã xây dựng luật bản quyền mới, cho phép các phương tiện truyền thông được quyền yêu cầu bồi thường khi nội dung bị sử dụng. Pháp là quốc gia thử nghiệm sớm luật này. Sau sự phản đối ban đầu, Google và Facebook đều đồng ý trả tiền cho một số công ty truyền thông Pháp.

Business Insider đánh giá khi tranh cãi giữa các công ty công nghệ với nhà xuất bản chưa đi đến hồi kết, sự bùng nổ của chatbot tiếp tục xoáy sâu vào vấn nạn bản quyền. Năm 2022, cơ quan quản lý của Anh phạt công ty AI Clearview khoảng 9 triệu USD vì thu thập dữ liệu sinh trắc học để nhận dạng khuôn mặt. Án phạt được hủy bỏ một năm sau đó. Cuối năm ngoái, New York Times cũng kiện OpenAI, cáo buộc công ty vi phạm luật khi dùng nội dung của họ để đào tạo ChatGPT. Đến nay vụ kiện vẫn chưa có phán quyết cuối cùng. Trong khi đó, một số nhà xuất bản như Axel Springer, công ty mẹ của Business Insider, đã đạt được thỏa thuận với các công ty như OpenAI về bản quyền.

vnexpress.net

Đọc thêm

Cách sử dụng ChatGPT o3-mini miễn phí

Cách sử dụng ChatGPT o3-mini miễn phí

OpenAI cho ra mắt mô hình AI mới mang tên o3-mini, cung cấp miễn phí cho người dùng ChatGPT. Mô hình này nổi bật với khả năng suy luận nâng cao, đặc biệt hữu ích trong lĩnh vực lập trình, toán học và khoa học.
Bí quyết in thiết kế Canva không bị vỡ

Bí quyết in thiết kế Canva không bị vỡ

In thiết kế từ Canva mà không bị vỡ hình là điều quan trọng để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của bạn, dù là tài liệu, poster hay bất kỳ ấn phẩm nào.
Tại sao cần vệ sinh máy lọc không khí định kỳ?

Tại sao cần vệ sinh máy lọc không khí định kỳ?

Máy lọc không khí sử dụng lâu ngày sẽ bám rất nhiều bụi bẩn. Vì vậy, việc vệ sinh máy lọc không khí là cần thiết, giúp thiết bị luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và tạo bầu không khí trong lành.
Galaxy AI có điểm gì nổi bật?

Galaxy AI có điểm gì nổi bật?

Năm 2024, Galaxy AI ra mắt mang đến cho người dùng những tính năng AI mới nhất, cung cấp hàng loạt trải nghiệm di động tiện lợi.
Cách bật tiết kiệm pin trên Windows 11

Cách bật tiết kiệm pin trên Windows 11

Trình tiết kiệm pin (Battery Saver) trên Windows 11 là một tính năng vô cùng hữu ích cho Laptop của bạn. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên dùng Laptop khi đi làm.