Hà Tĩnh chính thức có thêm 11 nghệ nhân dân gian

(Baohatinh.vn) - Sáng 26/5, Sở VH-TT&DL phối hợp Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh tổ chức lễ trao bằng công nhận nghệ nhân dân gian cho 11 cá nhân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải cùng dự.

ha tinh chinh thuc co them 11 nghe nhan dan gian
ha tinh chinh thuc co them 11 nghe nhan dan gian

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh và lãnh đạo Sở VHTT&DL trao bằng công nhận Nghệ nhân dân gian cho 11 cá nhân.

Với những đóng góp trong quá trình hoạt động nghê thuật, đợt này, 11 cá nhân đã được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian; 6 cá nhân được tặng kỷ niệm chương vì có thành tích trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

ha tinh chinh thuc co them 11 nghe nhan dan gian

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải trao kỷ niệm chương cho các cá nhân có thành tích trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.

Dịp này, hội thảo khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng các loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc ở Hà Tĩnh nhằm phát triển du lịch” cũng được tổ chức với sự tham gia của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài tỉnh.

ha tinh chinh thuc co them 11 nghe nhan dan gian

Nghệ nhân dân gian Hồng Oanh biểu diễn các làn điệu dân ca tại buổi lễ

Tại hội thảo, nhiều vấn đề chuyên môn được gợi mở, trao đổi như: gìn giữ, phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống một cách hiệu quả, bền vững; đề xuất giải pháp đưa các loại hình diễn xướng văn nghệ dân gian của Hà Tĩnh như: Ví, giặm, trò Kiều… thành sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, gắn với du lịch, qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa quê hương đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng chỉ ra một số hạn chế trong quản lý, đầu tư, phát triển văn hóa dân gian hiện nay, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của các tỉnh bạn, các nước trong quá trình làm du lịch để góp phần giữ gìn, phát huy di sản quê hương.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải chúc mừng các cá nhân được vinh danh trong quá trình hoạt động văn hóa.

ha tinh chinh thuc co them 11 nghe nhan dan gian

Xác định tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, các nhà nghiên cứu văn hóa bằng tâm huyết, đam mê, năng lực của mình phải tạo “môi trường sống” để loại hình diễn xướng tồn tại, phát triển; phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.

Với đặc thù riêng biệt, loại hình diễn xướng rất dễ thất truyền nên cần phục dựng các không gian diễn xướng cho từng thể loại trong điều kiện cho phép.

Về vấn đề ứng dụng các loại hình này vào phát triển du lịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Đây là một việc rất cần thiết nhưng cần nhiều nghiên cứu công phu, chuyên sâu trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở khung lý thuyết có sẵn, mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể, ứng dụng linh hoạt từng thể loại để phù hợp với tình hình thực tiễn, con người, lịch sử, văn hóa của địa phương mình.

Việc chuyên nghiệp hóa cách làm du lịch thông qua quảng bá di sản văn hóa dân gian rất quan trọng nhưng trong bối cảnh hiện nay, “dân dã hóa” còn quan trọng hơn; bởi có mang văn hóa phổ biến đến đông đảo công chúng thì mới tạo được sức lan tỏa, sức sống vững bền, phục vụ tốt cho quá trình phát triển của quê hương, đất nước.

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.