Hà Tĩnh "mất mùa" tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi

(Baohatinh.vn) - “Chơi với trẻ con khó hơn chơi với người lớn, điều này cũng cần đến một chút trời cho” - nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nói như vậy. Bởi vậy, sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật cho trẻ con, đặc biệt là trẻ con thời hiện đại là điều không dễ. Đây cũng là thực trạng trong sáng tác văn học ở Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh “mất mùa” tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi

"Hội sách nửa giá" lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Tĩnh từ 22 – 27/9 vừa qua thu hút đông đảo phụ huynh, học sinh tham quan, mua sắm

Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ gói gọn trong khuôn khổ những sáng tác văn học mà bao gồm sáng tác âm nhạc, thơ ca… Nhiều năm trước, đây được coi là thế mạnh của văn học nghệ thuật Hà Tĩnh với nhiều cây bút chắc tay như Đức Ban, Xuân Hoài, Phan Trung Hiếu, Lê Phương, Thái Vĩnh Linh, Nguyễn Thị Hạnh Loan… Nhưng để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trẻ và cạnh tranh với trào lưu sách dịch, truyện tranh nước ngoài là cả một vấn đề không hề đơn giản.

Tham gia hội sách giảm giá được tổ chức vào cuối tháng 9 tại TP Hà Tĩnh, em Khánh Huyền (học sinh lớp 7 Trường THCS Mỹ Châu - Lộc Hà) băn khoăn không biết chọn loại sách nào cho mình. Khánh Huyền cho biết: “Em muốn tìm mua một cuốn sách viết cho tuổi của em nhưng thấy sách cho thiếu nhi chủ yếu vẫn là truyện tranh các loại. Sách truyện thì viết theo kiểu cũ, khá nhàm chán nên em cũng không hứng thú.”

Hà Tĩnh “mất mùa” tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi

Lâu nay, sách thiếu nhi truyền thống đang chịu sự lấn sân ồ ạt của dòng truyện tranh nhập ngoại

Có thể thấy rằng, phần lớn tác phẩm viết cho thiếu nhi vẫn đi theo một lối mòn khó thoát ra được. Nhiều nhà văn của thế hệ trước tuổi đã cao, sức sáng tạo giảm, họ chủ yếu viết bằng “kinh nghiệm tâm hồn” với kho ký ức đầy ắp về đồng quê, với những biểu trưng quen thuộc như cánh diều, dòng sông tuổi thơ, hạt thóc vàng…

Trong khi đó, đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em ngày nay đã thay đổi, không còn quẩn quanh với những điều đó nữa. Những vấn đề nóng của xã hội cho đến lúc nguội lạnh mới có mặt trên trang văn càng làm cho các em thờ ơ, rời xa món ăn tinh thần của lứa tuổi mình, dẫn đến tình trạng lép vế, “mất mùa” của văn học thiếu nhi.

Hà Tĩnh “mất mùa” tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi

Tập thơ "Khoảng trời sau cửa sổ" (tác giả Nguyễn Thị Hạnh Loan) là một trong số ít tác phẩm viết cho thiếu nhi thời gian gần đây

Nhà văn Đức Ban cho rằng: “Viết cho thiếu nhi có hai điều không thể thiếu là ký ức thời niên thiếu và trí tưởng tưởng. Người ta cứ nghĩ viết cho trẻ con thì viết gì chẳng được nhưng thực ra, viết cho trẻ con khó hơn nhiều lần viết cho người lớn. Bởi muốn viết được cho trẻ con thì nhà văn phải vừa là người lớn, lại vừa là một đứa trẻ. Sáng tác cho thiếu nhi hiện nay đang nặng về sự cứng nhắc, tính giáo điều - những điều “kiêng kị” khi viết cho thiếu nhi”.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan thì sự lấn sân của dòng truyện tranh ngoại nhập, sự thống lĩnh của tác phẩm văn học dịch trên thị trường sách cho trẻ em đã ảnh hưởng đến “nguồn sống” của sách thiếu nhi truyền thống. Những bộ truyện tranh dài tập, hấp dẫn về nội dung, câu từ ngắn gọn, dễ hiểu theo kiểu “mì ăn liền” lôi kéo một bộ phận không nhỏ các em học sinh.

Hà Tĩnh “mất mùa” tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi

Bên cạnh sự thiếu hụt của văn học, âm nhạc dành cho thiếu nhi cũng chưa đáp ứng được nhu cầu trong các trường học

Cùng với tác phẩm văn học, các ca khúc viết cho thiếu nhi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn. Thời gian gần đây, tuy một số tác phẩm mới ra đời phục vụ thiếu nhi Hà Tĩnh như Mắt đèn trên phố (Lê Tâm), Bài ca tháng sáu (Quốc Việt) Tuổi học trò (Bùi Đức Ái)… nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

Cô Phạm Thanh Tuyết – giáo viên Trường Tiểu học Thạch Hương cho biết: “Không có nhiều ca khúc mới về tuổi học trò, chủ yếu vẫn là những ca khúc quen thuộc đi cùng năm tháng. Do vậy, để phục vụ hoạt động ca múa hát sân trường, ngoài sử dụng những bài hát cũ, chúng tôi phải viết lời mới cho các làn điệu dân ca và tự biên, tự diễn để tập cho học sinh.”

Với kiểu sáng tác mang màu sắc hoài cổ, thiếu tính sáng tạo như hiện nay, thiếu nhi Hà Tĩnh vẫn đang khát thèm những tác phẩm viết riêng cho thời của mình, tuổi của mình.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...