Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu sẽ triển khai thử nghiệm các dịch vụ di động 6G vào năm 2026.
Ảnh minh họa
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến đầu tư tổng cộng 200 tỷ won (169 triệu USD) trong giai đoạn 2021-2026 để phát triển công nghệ 6G cơ bản. Mục tiêu là đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1 terabyte/giây trong mạng 6G, tức là nhanh hơn 5 lần so với các dịch vụ di động 5G và sẽ giảm thời gian trễ xuống 1/10 so với các dịch vụ 5G.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai thử nghiệm các dịch vụ 6G vào năm 2026 với các lĩnh vực chính bao gồm: Nội dung nhập vai trong chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, ô tô tự lái, thành phố thông minh và nhà máy thông minh.
Theo sách trắng có tựa đề “Trải nghiệm siêu kết nối thế hệ tiếp theo cho tất cả mọi thứ” do Samsung Electronics phát hành vào tháng 7/2020, các mạng 6G ban đầu có thể được triển khai vào năm 2028, trong khi việc thương mại hóa hàng loạt công nghệ này sẽ diễn ra vào năm 2030. Sách trắng cũng đã phác thảo các khía cạnh khác nhau liên quan đến 6G, bao gồm các xu hướng lớn về kỹ thuật và xã hội, các dịch vụ mới, các yêu cầu cần thiết, các công nghệ tiềm năng và thời gian dự kiến tiêu chuẩn hóa.
Samsung Research, bộ phận nghiên cứu và phát triển kinh doanh của Samsung, đã nghiên cứu về 6G kể từ tháng 5 năm ngoái, bằng cách thành lập một nhóm nghiên cứu riêng biệt có tên là Trung tâm nghiên cứu truyền thông tiên tiến.
Ngoài Samsung, công ty điện tử LG mới đây công bố cũng đã ký một thỏa thuận với các đối tác trong nước nhằm phát triển công nghệ 6G. Cụ thể, công ty công nghệ lớn thứ 2 tại Hàn Quốc này đã “bắt tay” với Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc (KRISS) và Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) phát triển các công nghệ của hệ thống liên lạc không dây thế hệ kế tiếp. LG và 2 đối tác sẽ tập trung vào nghiên cứu tần số terahertz và những giải pháp tiềm năng giúp đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1 terabyte/giây.
Công ty LG dự kiến sẽ thương mại hóa hệ thống 6G vào năm 2029. Công nghệ này hứa hẹn sẽ mở ra kỷ nguyên “Internet vạn vật”, trong đó con người, các vật thể và không gian kết nối với các giải pháp trí tuệ nhân tạo.
Năm ngoái, LG đã mở một phòng thí nghiệm và nghiên cứu 6G tại KAIST ở khu vực Daejeon, cách thủ đô Seoul 160 km về phía Nam để phát triển các công nghệ cốt lõi cho mạng viễn thông 6G.
Hiện ngoài Hàn Quốc thì Nhật Bản, Trung Quốc và Phần Lan cũng đang thúc đẩy nghiên cứu công nghệ 6G.
Sở KH&CN Hà Tĩnh sẽ sớm tham mưu tỉnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đột phá, huy động tất cả các lực lượng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các loài.
Hà Tĩnh phấn đấu nâng cao đóng góp của KH&CN và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck của Đức, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang trong giai đoạn "quá hạn" đối mặt với một siêu bão Mặt trời có sức tàn phá khủng khiếp, đe dọa toàn bộ hệ thống vệ tinh và lưới điện toàn cầu.
Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin cho biết vaccine ung thư của nước này dự kiến sẽ được công bố vào đầu năm 2025.
4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp các Hội KH&KT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giải thưởng Chính VinFuture 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho 5 nhà khoa học vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu - deep learning.
Là một kỹ sư trẻ nhưng anh Lê Tuấn Vũ (SN 1990) đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty CP Dược Hà Tĩnh.
Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Viện Hàn lâm Khoa học thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sỹ mới, trong đó có 2 giáo sư người Việt là Nguyễn Thế Hoàng (quê Hà Tĩnh) và Nguyễn Thị Thanh Mai (quê Quảng Ngãi).
Tiến sỹ Nguyễn Thụy Bá Linh giành giải thưởng TechWomen 100 của Anh nhờ đóng góp trong nghiên cứu, phát triển công nghệ y sinh tiên tiến, cách mạng hóa kỹ thuật tái tạo mô, chữa lành vết thương.
Ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học đứng ngồi không yên khi virus có dấu hiệu thích nghi với người, dù chưa có bằng chứng về khả năng lây từ người sang người.
Ô nhiễm không khí tại New Delhi đã tăng vọt lên mức “nguy hại” trong tuần này, buộc chính quyền phải hạn chế hoạt động di chuyển và khôi phục kế hoạch tạo mưa nhân tạo để giảm bớt khói độc.
Quỹ VinFuture vừa chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam.
Chương trình tập huấn nhằm tiếp tục trang bị kiến thức, năng lực về an toàn bức xạ, hạt nhân cho các cơ sở, người phụ trách và nhân viên bức xạ trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Công tác tuyên truyền pháp luật gắn với thanh, kiểm tra tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp thị trường dầu nhờn động cơ ở Hà Tĩnh hoạt động đúng quy định.
Giải thưởng xét trao ở 5 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; Công nghệ y-dược; Công nghệ sinh học; Công nghệ môi trường và Công nghệ vật liệu mới.
Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), sáng 4/11, nhóm 3 nhà du hành vũ trụ thuộc sứ mệnh Thần Châu-18 đã trở về Trái Đất an toàn, sau 6 tháng thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Thiên Cung.
Đề tài hệ thống tự động cảnh báo lũ lụt và kiểm soát mực nước hồ chứa của em Trần Sỹ Nhiên (Hà Tĩnh) đạt giải khuyến khích cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
Các chuyên gia đã chia sẻ về tư duy và kỹ năng khởi nghiệp trong kỷ nguyên số với các "startup" Hà Tĩnh, trong đó có 5 nguyên tắc vàng trong khởi nghiệp sáng tạo.