Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

USS Theodore Roosevelt là một trong những chiến hạm lớn nhất của hải quân Mỹ, được ví như thành phố nổi trên biển với thủy thủ đoàn lên tới 5.000 người.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill sáng nay 5-3 đến Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam đến ngày 9-3. Được biết tàu sân bay được hộ tống bởi tàu tuần dương USS Bunker Hill và 6 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Trong khi tàu sân bay Mỹ dừng lại ở phao số 0 thì tuần dương hạm USS Bunker Hill đã tiến hẳn vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

USS Theodore Roosevelt là siêu tàu sân bay thứ tư thuộc lớp Nimitz, khởi đóng ngày 31-10-1981 và hạ thủy sau đó ba năm. Tàu được đưa vào biên chế hải quân Mỹ ngày 25-10-1986 và được đặt theo tên Theodore Roosevelt, tổng thống thứ 26 của Mỹ.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Logo của tàu có hình bán thân của tổng thống Roosevelt, bên dưới là chữ “TR” (viết tắt của Theodore Roosevelt) và dòng khẩu hiệu tiếng Latin “Qui Plantavit Curabit” (Người ươm mầm ta sẽ chăm sóc ta).

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

USS Theodore Roosevelt có chiều dài 333 m, rộng 77 m và lượng giãn nước đầy tải 106.000 tấn, là một trong những chiến hạm lớn nhất trong lịch sử hải quân Mỹ. Với thủy thủ đoàn 5.000 người, USS Theodore Roosevelt được ví như một “thành phố nổi” trên đại dương.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Con tàu có một bưu điện với mã định danh riêng, cho phép thủy thủ gửi và nhận thư từ gia đình.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Các lá thư thường được vận chuyển bởi máy bay vận tải C-2A Greyhound khi USS Theodore Roosevelt hoạt động gần những nước có căn cứ Mỹ.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Trên tàu không có wifi hay sóng điện thoại di động, mỗi thủy thủ chỉ được truy cập Internet trên các máy tính chung, thời gian sử dụng phụ thuộc vào cấp bậc và chức vụ.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Các tàu sân bay lớp Nimitz như Theodore Roosevelt được thiết kế để thay thế các tàu sân bay lớp Kitty Hawk và Enterprise bị loại biên.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Chúng được ứng dụng nhiều cải tiến so với các thế hệ tiền nhiệm, nổi bật như hệ thống lò phản ứng hạt nhân nhỏ gọn hơn nhiều so với lớp Enterprise. Mỗi chiếc Nimitz có thể mang nhiều hơn 90% nhiên liệu cho máy bay so với lớp Forrestal.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Để thực hiện nhiệm vụ trên khắp các đại dương của thế giới, USS Theodore Roosevelt được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân A4W đặt trong khoang riêng biệt để cung cấp năng lượng cho hệ thống động cơ và điện.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Nhiệt lượng từ phản ứng phân hạch trong lò phản ứng đun nóng nước và tạo ra hơi nước áp suất cao.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Hơi nước được đẩy qua 4 turbine để tạo lực quay cho 4 chân vịt bằng hợp kim đồng, mỗi chiếc có đường kính 7,6 m và nặng 30 tấn, giúp tàu có thể đạt tốc độ tối đa 56 km/h khi đầy tải.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Điều này giúp tàu không phải mang theo nhiên liệu dự trữ, cho phép tăng thời gian và tầm hoạt động trên biển, bởi tàu sân bay lớp Nimitz chỉ phải tiếp nhiên liệu sau 20-25 năm hoạt động.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Một phần hơi nước được dẫn tới hệ thống piston thuộc máy phóng hơi nước bên dưới boong tàu, tạo lực đẩy giúp các máy bay xuất phát trên đường băng ngắn.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được biên chế không đoàn trên hạm (CVW), có thể mang tối đa 130 tiêm kích F/A-18 hoặc 85-90 máy bay các loại, nhưng thường chỉ triển khai 64 phi cơ.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Lực lượng đang phục vụ trên tàu Theodore Roosevelt là Không đoàn tàu sân bay số 11 (CVW-11) gồm 9 phi đoàn.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Khí tài chủ lực của USS Theodore Roosevelt là 48 tiêm kích đa năng F/A-18E/F Super Hornet. Đội hình hỗ trợ gồm 6 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, 4 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-2C/D Hawkeye.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Hoạt động vận tải, tiếp tế hậu cần cho tàu được giao cho phi đoàn vận tải cơ C-2A Greyhound.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Tàu còn được biên chế hai phi đoàn trực thăng MH-60S/R làm nhiệm vụ vận tải hạng nhẹ, săn ngầm, trinh sát và tìm kiếm cứu hộ.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Ngoài không đoàn tàu sân bay, USS Theodore Roosevelt được trang bị các tổ hợp vũ khí phòng không, gồm hai bệ phóng tên lửa Mk 57 Sea Sparrow, hai bệ tên lửa tầm ngắn RIM-116 và ba tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Tàu cũng được trang bị một số bệ phóng mồi bẫy để đánh lừa tên lửa diệt hạm đối phương.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Hiện nay, Mỹ là quốc gia sở hữu nhiều hàng không mẫu hạm nhất trên thế giới, đồng thời cũng là nước thực hiện nhiều hoạt động tác chiến biên đội tàu sân bay nhất.

Hàng không mẫu hạm được ví như “thành phố nổi” của Mỹ

Trong tác chiến, tàu sân bay và cụm chiến đấu của nó có khả năng chi viện hỏa lực hiệu quả cho tàu mặt nước và những khu vực gần bờ.

Do phạm vi hoạt động của máy bay trên tàu sân bay không bị giới hạn như các sân bay trên bộ nên bán kính tác chiến có thể lên tới trên 1.000km, hơn nữa lại có hỏa lực tương đối mạnh, nên dễ dàng giành quyền kiểm soát trên không tại khu vực tàu sân bay hoạt động.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.