Hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới

Trung Quốc sử dụng các buồng đốt nhiên liệu để tạo ra hạt bạc iotua giúp hình thành mây và làm mưa rơi.

he thong tao mua lon nhat the gioi

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn trên cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: SCMP.

Trung Quốc đang phát triển hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới với diện tích 1,6 triệu km2, bằng ba lần kích thước của Tây Ban Nha, South China Morning Post hôm 27/3 đưa tin. Hệ thống gồm hàng chục nghìn buồng đốt nhiên liệu được lắp đặt trên cao nguyên Tây Tạng, có thể làm tăng lượng mưa trong khu vực lên tới 10 tỷ mét khối/năm, tương đương 7% tổng lượng nước tiêu thụ ở Trung Quốc.

Các buồng đốt nhiên liệu rắn được đặt trên đỉnh núi dốc, đón luồng gió mùa ẩm ướt từ Nam Á. Các nhà khoa học sử dụng chúng để tạo ra hạt bạc iotua, tác nhân tạo mây với cấu trúc tinh thể giống như đá. Gió mùa mang hơi ẩm sẽ kết hợp với hạt bạc iotua do buồng đốt tạo ra, hình thành nên đám mây để gây mưa và tuyết.

"Hiện tại, hơn 500 buồng đốt đã được triển khai trên đỉnh núi ở Tây Tạng, Tân Cương và một số khu vực khác để thử nghiệm. Dữ liệu thu thập được cho thấy kết quả rất khả quan", một nhà nghiên cứu của dự án chia sẻ.

Dự án hiện được phát triển bởi Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Các nhà khoa học đã thiết kế và chế tạo buồng đốt dựa trên công nghệ động cơ tên lửa tiên tiến, cho phép hệ thống có thể đốt hiệu quả nhiên liệu rắn trong môi trường thiếu oxy ở độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển. Sau nhiều cải tiến thiết kế, buồng đốt có thể hoạt động ở môi trường gần chân không trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mà không cần bảo dưỡng.

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn không phải là ý tưởng mới, một số quốc gia như Mỹ từng thử nghiệm trên quy mô nhỏ, nhưng Trung Quốc là nước đầu tiên ứng dụng công nghệ trên quy mô lớn như vậy.

Chi phí phát triển hệ thống tạo mưa dưới mặt đất tương đối rẻ so với phương pháp tạo mưa bằng máy bay. Chi phí chế tạo, lắp đặt và mỗi buồng đốt khoảng 8.000 USD, có thể thấp hơn nếu sản xuất hàng loạt. Trong khi đó, một máy bay tạo mưa có thể tiêu tốn hàng trăm nghìn USD và chỉ trên phạm vi nhỏ.

Tây Tạng được biết đến là khu vực dự trữ nước ngọt lớn nhất châu Á với các dòng sông băng khổng lồ và nguồn trữ nước ngọt trong lòng đất. Chúng là nguồn cung cấp nước chính cho những con sông lớn nhất châu lục như Hoàng Hà, Dương Tử, Salween và sông Brahmaputra.

Theo Đoàn Dương/VnExpress

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.