Hoa chăm-pa trắng ngần...

(Baohatinh.vn) - Có thể nói, không ở đâu như đất nước Lào, hoa chăm-pa lại nhiều đến thế. Bạn có thể tìm thấy hoa ở giữa những bản làng xa khuất, dọc những cánh rừng, hay ngay cả giữa Viêng Chăn đô thành. Mùa xuân về trên đất Lào cũng là mùa hoa chăm-pa nở rộ...

hoa cham pa trang ngan

1. Những con đường chạy quanh núi đồi nhấp nhô, suối sông róc rách tràn ngập màu hoa chăm - pa dọc hành trình từ cửa khẩu Cẩu Treo lên đến Viêng Chăn khiến cho ai ai cũng đã bắt đầu cảm nhận được mùa xuân đã về trên đất nước Lào mến yêu. Cánh hoa trắng điểm chút phấn vàng trong lòng thật đẹp. Cái đẹp của sắc màu hoa chăm-pa được người dân ở đây ví như mối tình sáng trong của những đôi trái gái, đằm thắm như tình anh em Việt – Lào.

Tôi đến miền đất này mang theo một kỷ niệm trắng ngần như bông hoa chăm-pa của người lính tình nguyện Việt Nam đã từng sát cánh cùng nhân dân nước bạn đánh đuổi quân xâm lược. Người lính ấy đã đi xa, và bông hoa chăm-pa ép khô cùng dăm dòng địa chỉ viết vội nghuệch ngoạc trên trang giấy ố vàng vẫn ở lại, gợi nhắc về một mối tình lặng thầm, sáng trong của anh lính giải phóng quân Việt Nam và cô gái Lào trong trẻo...

Và tôi đã đi tìm, tìm bông hoa chăm-pa sau ngày chiến tranh cho anh theo di nguyện. Những chao ôi, giữa mùa hoa chăm-pa nở vẫn chẳng thể tìm thấy dáng hình em đâu.... Đã về đâu hỡi em sau ngày chiến tranh? Còn nhớ chăng cánh hoa trắng vàng ép vội bên bờ suối giữa những ngày bão lửa?

“ Có một mùa hoa chăm-pa

Em cùng anh tự tình bên suối

Màu hoa vàng nhuộm mắt ai đắm đuối

Để hương thơm theo mãi suốt đời…”

2. Tôi thắc thỏm, chộn rộn đi giữa Viêng Chăn trong những ngày chính tết năm mới của người Lào. Đâu đâu cũng thấy người người vừa nhảy lăm–vông vừa té nước cho nhau để cho rửa sạch “bụi bặm” của năm cũ, cầu chúc may mắn, thành cong trong năm mới. Phải rất chật vật tôi mới giữ nổi cái máy ảnh của mình để khỏi bị ướt khi được người dân ven đường Sam-bai Bun-pi-mày (chúc mừng năm mới). Những khoảng khắc đáng quý đã được ghi lại trong chiếc máy ảnh và cứ thế tôi cùng anh bạn vừa đi, vừa chụp để rồi lạc vào Tà-lạt-sao (Chợ Sáng) ngôi chợ lớn nhất ở Viêng Chăn khi trời đã xế chiều...

Sau gần một tuần rong ruổi trên đất nước của hoa chăm-pa tươi đẹp, anh em chúng tôi soạn sửa để hồi hương. Vậy là ngày mai thôi, tạm biệt nhé đất nước của những người bạn mến thương. Tạm biệt nhé chăm-pa! Anh đã tìm em suốt dọc cả hành trình sang đây...

hoa cham pa trang ngan

Hoa chăm-pa trên đất nước Triệu Voi. Ảnh: Công Thành

Xe dần chuyển bánh khỏi Viêng Chăn, tôi phát hiện thấy chiếc máy ảnh tác nghiệp bỗng mất đâu. Anh em trong đoàn băn khoăn, tiếc rẻ: thế là bao nhiêu hình ảnh kỷ niệm của những ngày trên đất bạn coi như đi tong. Còn tôi thảng thốt, lặng người khi đánh mất chiếc máy ảnh - vật kỷ niệm anh bạn mới mua trong chuyến công tác nước ngoài, nói đến khô cả miệng nó mới cho mượn. Biết ăn nói ra sao bây giờ...

Cả đoàn tập trung “phân tích” để thử xem “ông nghễnh” để quên máy ảnh ở đâu. Và chúng tôi quay lại Tà-lạt-sao, nơi tôi có mua ít quà kỷ niệm. Phải chờ đến tận 10h trưa chúng tôi mới có thể “tiếp cận” được cửa hàng vì người Lào có tập quán mở cửa kinh doanh rất muộn. Tôi tất tả chạy lên tầng hai. nơi đã mua hàng. Nghe tiếng bước chân, cô chủ quầy liền ngẩng mặt lên nhìn tôi và... cười rất tươi. Cô nói một câu dài bằng tiếng mẹ đẻ, rồi chỉ tay vào góc tủ, ra hiệu bảo tôi lật tờ báo lên. Tôi mừng quýnh khi thấy chiếc máy ảnh. Lúc này cô gái mới ra hiệu cho tôi hiểu, đại ý: "hôm qua anh mua hàng để quên, em cất giùm cho anh". Tôi không biết nói gì hơn, rút ví định "hậu tạ" em ít tiền nhưng em nghiêm mặt xua tay. Tôi bối rối, chỉ biết cảm ơn rồi chạy vội ra xe để kịp về làm thủ tục qua cửa khẩu. Em cười lúng liếng và vẫy tay chào theo....

3. Rời Viêng Chăn khi nắng trưa đã trải đậm giữa những rừng hoa chăm–pa óng ả, lòng tôi bâng khuâng, xốn xang khó tả. Hành động, cư xử của em gái ở chợ Sáng khiến chúng tôi có cảm giác như là vừa đọc được một cuốn sách cũ - rất quý mà đã lâu trong bao lo toan, tính toán của cuộc sống gấp gáp hiện đại, đôi khi họ đã không tìm thấy để đọc.

Còn tôi ân hận vô cùng vì chẳng kịp hỏi tên em, chẳng kịp chụp chung một tấm hình kỷ niệm. Nhưng có một điều có một điều may mắn cho tôi, đó là tôi đã hoàn thành di nguyện của người lính năm xưa, tôi đã tìm thấy em. Bông chăm-pa trắng ngần mến thương trên đất nước Triệu Voi...

Viêng Chăn – Hà Tĩnh, tháng 4/2011

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.