“Hỏa Diệm Sơn” bốc cháy không ngừng nghỉ suốt 4000 năm bất chấp mưa tuyết

Trong lịch sử, Azerbaijan được gọi là “Vùng đất lửa”. Đất nước nằm bên bờ biển Caspi đẹp như tranh vẽ này được lấp đầy bởi những nguồn khí ngầm dưới lòng đất. Ở một số nơi, thậm chí chỉ cần sự vô tình của bất cứ tia lửa nào đó cũng có thể đốt cháy khí phía dưới cho tới lúc cạn kiệt hoàn toàn.

“Hỏa Diệm Sơn” bốc cháy không ngừng nghỉ suốt 4000 năm bất chấp mưa tuyết

Lửa cháy trên núi Yanar Dag bất kể ngày đêm

Xưa kia, người dân ở Azerbaijan tôn thờ lửa. Mọi người tin rằng, lửa là biểu tượng của sức mạnh thần thánh. Và một trong những địa danh nổi tiếng không thể bỏ qua khi nhắc tới “Vùng đất lửa” Azerbaijan chính là “ngọn lửa vĩnh cửu” Yanar Dag với khí đốt tự nhiên từ thời cổ đại.

“Hỏa Diệm Sơn” bốc cháy không ngừng nghỉ suốt 4000 năm bất chấp mưa tuyết

Du khách sưởi ấm nhờ ngọn lửa cháy âm ỉ

Yanar Dag (tiếng Ả Rập: Yanar Dağ, có nghĩa là “ngọn núi đang cháy”). Địa điểm này nằm trên bán đảo Absheron cách thủ đô Baku của Azerbaijan chừng 25km về phía đông bắc, ở độ cao 115m, thuộc địa phận làng Mehemmedi. Có hệ thống xe bus chạy từ thành phố tới đây với giá rẻ và thuận tiện, nên du khách có thể tự tìm tới. Kể từ năm 2007, Yanar Dag được tuyên bố là khu vực bảo tồn được nhà nước Azerbaijan bảo vệ.

“Hỏa Diệm Sơn” bốc cháy không ngừng nghỉ suốt 4000 năm bất chấp mưa tuyết

Lửa vẫn cháy ngay cả trong ngày tuyết rơi

Hàng nghìn năm nay, Yanar Dag bốc cháy quanh năm bất kể mưa tuyết, khiến nhiều người liên tưởng tới địa danh “Hỏa Diệm Sơn” từng xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết “Tây Du Ký” của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân. Về đêm, cảnh tượng này thêm huyền bí và ngoạn mục, càng khiến nhiều người tò mò.

Nằm trên nguồn khí ga tự nhiên khổng lồ nên ngọn lửa ở Yanar Dag đôi khi bốc cao tới 3m, không ngừng cháy theo những hình thù kỳ dị xuyên qua lớp sỏi đá, càng khiến du khách vừa thích thú xen lẫn nỗi sợ hãi. Cũng vì thế, không khí xung quanh khu vực núi Yanar Dag luôn nồng nặc mùi ga.

“Hỏa Diệm Sơn” bốc cháy không ngừng nghỉ suốt 4000 năm bất chấp mưa tuyết

Ngọn lửa càng trở nên huyền bí về đêm

Trước kia, ngọn lửa ở Yanar Dag chỉ âm ỉ, nhưng bắt đầu bùng phát kể từ những năm 1950 khi một người chăn cừu vô tình châm lửa. Kể từ khi đó, lửa rực lên bất kể ngày đêm cũng như mưa tuyết. Các nhà khoa học từng thực hiện một số biện pháp dập lửa nhưng nguồn khí ga bên dưới Yanar Dag quá dồi dào nên không thành công.

Không chỉ gây cháy ở Yanar Dag, lửa con lan tới những con suối ở khu vực lân cận. Người bản địa còn gọi đó là “dòng suối bốc cháy” và cho rằng có tác dụng chữa bệnh nên thường tới ngâm chân.

“Hỏa Diệm Sơn” bốc cháy không ngừng nghỉ suốt 4000 năm bất chấp mưa tuyết

Ngắm ngọn núi bốc lửa trong đêm

Trải nghiệm ấn tượng nhất khi đến với Yanar Dag chính là vào những ngày gió thổi mạnh hay tuyết rơi. Khi đó, những bông tuyết tan chảy nhanh chóng dưới sức nóng bốc lên mà chưa kịp chạm rơi xuống đất.

Ngọn lửa tự nhiên ở Azerbaijan còn là khởi nguồn cho đạo thờ lửa tại khu vực này cách đây chừng 2000 năm. Một đền lửa nằm ở phía đông với ngọn lửa tự nhiên bốc cháy tại đền chính cho tới năm 1969. Sau này, ngọn lửa cháy nhờ nguồn cung cấp ga và chỉ đốt lên để du khách tới chiêm ngưỡng.

Theo Advantour/WK/Dantri

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.