Nông nghiệp

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, lời dạy của Bác từ lâu đã thành động lực để bà Đinh Thị Hóa (SN 1954, ở xã Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh) vượt khó, trở thành một trong số ít những người tiên phong đi xây dựng vùng kinh tế mới Khe Mây.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Đến thăm mô hình kinh tế vườn đồi của gia đình bà Đinh Thị Hóa (thôn 1, xã Hương Đô) những ngày đầu tháng 5, chúng tôi không khỏi thán phục, ngỡ ngàng khi chứng kiến người phụ nữ gần 70 tuổi nhưng vẫn leo hết đồi này sang đồi khác để kiểm tra, chăm sóc từng gốc cam, cây bưởi. Là người con của vùng đất Hương Đô, mấy chục năm lăn lộn với núi đồi đã rèn giũa trong bà sức dẻo dai, bền bỉ, sự tháo vát mà ít ai có được ở độ tuổi này.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Gần 70 tuổi nhưng bà Hóa vẫn tỉ mẩn chăm sóc từng gốc cây.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Trang trại hơn 20 ha cam chanh, cam bù, bưởi Phúc Trạch, dó trầm, sưa đỏ… của gia đình bà Hóa là một trong những mô hình vườn đồi đầu tiên ở xã Hương Đô, hiện nay đã trở thành điển hình trong sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa của huyện. Mỗi năm, trang trại cho doanh thu hàng chục tỷ đồng, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế địa phương.

Kể lại hành trình hơn 30 năm gian khó từ những ngày đầu lên đồi “xây dựng cơ đồ”, bà Hóa bồi hồi xúc động: “Năm 1992, tôi là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hương Đô. Khi đó, khoảng 90% dân số của địa phương là hộ nghèo. Lụt lội thường xuyên, đời sống người dân cơ cực, đói khổ quanh năm. Bởi vậy, khi Nhà nước có chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới Khe Mây, tôi đã xung phong đi đầu. Tôi chỉ nghĩ mình là đảng viên, mình phải tiên phong thì người khác mới theo. Xây dựng thành công mô hình kinh tế mới mong “cái đói, cái nghèo” không còn đeo bám người dân nữa”.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Trang trại của bà Hóa hiện có nhiều cây dó trầm trên 20 năm tuổi.

Trong trí nhớ của bà Hóa, ngày đó khu vực trang trại của gia đình bà là đất trống, đồi trọc, đường đi chỉ là những lối mòn nhỏ. Điều kiện khó khăn nên trong số hàng chục hộ dân tình nguyện di dân làm kinh tế mới, chỉ còn 3 – 5 hộ “cầm cự lâu dài”. Với số vốn ít ỏi vợ chồng tích cóp được, bà Hóa thuê người khai hoang.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Bà Hóa bồi hồi, xúc động khi nhớ về những ngày đầu lên vùng kinh tế mới Khe Mây.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Trang trại không chỉ là thành quả mà còn là mồ hôi, nước mắt, tâm huyết hơn 30 năm của vợ chồng bà.

“Lúc đó, nhiều người tỏ ra ái ngại, họ nghĩ tôi chỉ hô hào khẩu hiệu để làm chính trị, chứ không thể nào “làm nên chuyện” giữa vùng đồi núi hoang vu.

Bác Hồ đã dạy: “Muốn dân tin phải cho dân thấy”, tôi đã thuê người gánh gỗ, gánh ngói đi bộ vào sâu 5 km để dựng ngôi nhà gỗ 2 gian giữa rừng. Dựng nhà, làm đất xong, tôi bắt đầu trồng các loại cây như: cam, vải, dó trầm, keo. Ban đầu tôi trồng gần 40 gốc cam xã Đoài được cấp giống cho người đi kinh tế mới. Dần dần, tôi chiết cành tạo giống cam để mở rộng diện tích. Đến năm 1993, trang trại của tôi đã có hơn 1 ha cam”- bà Hóa kể.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Người chồng là sỹ quan quân đội đã tiếp thêm cho bà Hóa động lực gắn bó, phát triển mô hình ở vùng kinh tế mới.

Thời đó, ngoài sự động viên của chính quyền địa phương thì sự ủng hộ của người chồng là sỹ quan quân đội đã tiếp thêm cho bà động lực gắn bó, phát triển mô hình ở vùng kinh tế mới.

Ông Trần Văn Thành – chồng bà Hóa bộc bạch: “Tôi công tác xa nhà, năm 1993 nghỉ hưu mới trở về quê sinh sống. 2 vợ chồng cùng động viên nhau vượt qua khó khăn, khai khẩn đất hoang, trồng thêm những giống cây mới để phát triển trang trại. Suốt nhiều năm ròng rã, cứ ban ngày bà đi làm việc ở Hội Phụ nữ xã, cuối chiều về nhà lo cơm nước, chăm sóc mẹ chồng già yếu, xong xuôi 2 vợ chồng lại chở nhau lên đồi chăm sóc cam, bắt đuổi côn trùng phá hoại tới 23h đêm mới về”.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Dù đã ở độ tuổi trên dưới 70, vợ chồng ông Thành bà Hóa vẫn còn tâm huyết với vườn đồi, cây trái

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, năm 1997, bao công sức, nỗ lực vợ chồng bà Hóa bỏ ra cũng được đền đáp. Lứa cam đầu tiên cho thu hoạch với thu nhập 20 triệu đồng là cả gia tài lớn. Những năm sau đó, có ngân hàng “tiếp vốn” từ 50 triệu, 100 triệu, 500 triệu và nay là 2 tỷ đồng, gia đình bà mạnh dạn quy hoạch, tiếp tục mở rộng diện tích trang trại, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Di dân đi làm kinh tế, những năm đầu vô vàn khó khăn, từ vốn, cây giống, kinh nghiệm… đều thiếu thốn. Thế nhưng, bà Hóa chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc. Giai đoạn đầu, một mặt bà nỗ lực xây dựng mô hình, mặt khác bà kêu gọi người dân cùng vào xây vùng kinh tế mới.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Mỗi năm, trang trại của gia đình bà Hóa có doanh thu hàng chục tỷ đồng, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế địa phương.

“Hồi đó, ngày ngày tôi nấu cơm, nấu nước hỗ trợ người dân để họ có động lực cùng vào gây dựng. Rồi tôi cũng bỏ kinh phí ra làm đường giúp dân đi lại. Thời gian trôi qua, chứng kiến thành quả sau bao năm gây dựng của gia đình tôi, nhiều người dân Hương Đô bắt đầu mạnh dạn vào vùng kinh tế mới đầu tư trồng cam” – bà Hóa chia sẻ.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Năm 2021, bà Hóa vay ngân hàng 2 tỷ đồng đầu tư mở rộng diện tích trang trại, xây hồ chứa nước tưới.

Không chỉ “đảm việc nhà”, bà Hóa còn là nữ cán bộ đầy trách nhiệm, được cấp trên tin tưởng. Năm 1995, Hội Phụ nữ xã Hương Đô là địa phương đầu tiên được Hội LHPN huyện Hương Khê bàn giao 50 triệu đồng để hỗ trợ chị em vay vốn làm ăn.

Trong vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, bà Hóa đã tìm hiểu cặn kẽ để phân bổ nguồn vốn phù hợp và hướng dẫn hội viên sử dụng hiệu quả.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Ngoài trồng cây, bà Hóa còn đầu tư nuôi gà, thả cá.

Đi tiên phong với nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn đồi, không chỉ làm giàu cho vùng đất Hương Đô, bà Hóa còn truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều người cách trồng, chăm sóc cam, dó trầm và hỗ trợ cây giống, hướng dẫn cách tiếp cận vay vốn để xây dựng mô hình kinh tế.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình kinh tế của gia đình bà Hóa, anh Lê Văn Phương đã “gầy dựng” trang trại cam 5ha, cho thu nhập 750 triệu đồng/năm.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Anh Lê Văn Phương – hộ dân trồng cam tại thôn 1, xã Hương Đô cho biết: “Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình của bác Hóa, năm 2003, bố tôi bắt đầu vào vùng kinh tế mới Khe Mây để đầu tư khai khẩn và trồng cam. Hiện chúng tôi đã có 5 ha cam, trừ chi phí cho lãi ròng khoảng 750 triệu đồng mỗi năm. Nhờ những người đi đầu như bác Hóa đã tạo động lực cho thế hệ chúng tôi tự tin phát triển kinh tế vườn đồi, khai thác lợi thế của địa phương”.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Mùa cam chín, thương lái vào tận vườn bà Hóa thu mua với giá 60 – 80.000 đồng/kg.

Chẳng những “bắt” rừng hoang “đẻ vàng”, bà Hóa cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng nên thương hiệu cam Khe Mây nức tiếng trên cả nước. Sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là mục tiêu gia đình bà luôn theo đuổi.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Hiện nay, trang trại gia đình bà Hóa đã trở thành điển hình trong sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa của huyện.

Trước đây, dù phương tiện vận chuyển, truyền thông chưa thuận lợi nhưng với vị thơm ngon đặc trưng, cam Khe Mây được người dân địa phương đưa đi khắp các tỉnh, thành để làm quà. Thời đó, nhắc đến cam Khe Mây, người ta nhớ ngay đến cam bà Hóa, cam ông Oánh (em trai bà Hóa). Còn nay, với thương hiệu cam có tiếng, mỗi mùa cam chín, trang trại gia đình bà Hóa lại dập dìu thương lái vào thu mua với giá từ 60.0000 – 80.000 đồng/kg.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Hai người con trai đều đã lập gia đình, công việc ổn định là niềm vui của vợ chồng bà Hóa.

Để có được thành công như ngày hôm nay, bà Hóa đã vượt qua rất nhiều khó khăn, từ khai hoang đất rừng, tự học tập, tìm tòi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây theo quy trình kỹ thuật. Với những cố gắng, cống hiến của mình trong hoạt động xã hội và phát triển kinh tế địa phương, bà Hóa đã nhiều lần được vinh dự ra Hà Nội tham gia các sự kiện của Trung ương như: Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc, hội nghị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn toàn quốc, gặp mặt gia đình tiêu biểu toàn quốc…

Giờ đây, ở độ tuổi gần 70, ngoài niềm vui sum vầy bên con cháu, bà vẫn cùng chồng quán xuyến, trông nom trang trại, tỉ mẩn chăm sóc từng gốc cam, gốc bưởi... Đây không chỉ là thành quả mà còn là mồ hôi, nước mắt, tâm huyết hơn 30 năm của vợ chồng bà.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Vợ chồng bà Hóa bên những kỷ vật được tặng mỗi lần ra Hà Nội tham dự sự kiện.

Học Bác, nữ đảng viên tiên phong xây vùng kinh tế mới

Bà Trần Thị Hồng Thắm – Bí thư Đảng ủy xã Hương Đô tự hào: “Bà Đinh Thị Hóa là đảng viên điển hình trong nêu gương học tập và làm theo Bác. Dù đã an cư lạc nghiệp song bà Hóa là một trong số ít những người tiên phong di dân, đi xây dựng vùng kinh tế mới Khê Mây. Chính ý chí, nghị lực của người nữ đảng viên ấy đã tạo nên vườn đồi doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm và tạo phong trào xây dựng kinh tế, giúp nhiều hộ dân Hương Đô thoát nghèo. Trải qua hành trình hàng chục năm, bà là một trong những người hình thành, phát triển đặc sản cam Khe Mây nức tiếng và làm “thay da đổi thịt” vùng đất Hương Đô. Giờ đây nhắc đến Hương Đô là nhắc đến vùng kinh tế trù phú với gần 140 hộ phát triển trang trại, cho thu nhập hàng trăm đến hàng tỷ đồng/hộ/năm”.

Trình Bày: Thanh Hà

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.