Nâng cấp hệ thống hạ tầng nghề cá - “tiếp sức” ngư dân vươn khơi

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đã nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá để “tiếp sức” cho ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, đảm bảo an toàn.

bqbht_br_cang-ca-cua-sot-moi-duoc-dau-tu-mo-rong-va-nao-hut-luong-lach-tao-thuan-loi-cho-san-xuat.jpg
Cảng cá Thạch Kim (Thạch Hà) mới được đầu tư nâng cấp, mở rộng, cải thiện luồng lạch.

Trong cơn bão số 1 cách đây chưa lâu, có gần 300 tàu cá vào tránh trú ở Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Sót và Cảng cá Thạch Kim (xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà). Các hoạt động ở đây diễn ra thuận lợi, an toàn hơn trước vì luồng lạch sâu, cầu cảng rộng.

Ngư dân Nguyễn Viết Lĩnh - chủ tàu HT 90313 TS ở ở TDP Phú Mậu (thị trấn Lộc Hà) phấn khởi: “Bà con ngư dân trong và ngoài tỉnh rất phấn khởi khi Cửa Sót vừa có thêm cảng cá mới, luồng lạch được khơi thông. Giờ đây, chúng tôi đã yên tâm vì có thể đi sản xuất hay trở về bất cứ lúc nào. Hạ tầng mới được đầu tư cũng giúp chúng tôi tiếp nhận vật tư, bốc dỡ và bán hải sản dễ dàng hơn, nhanh hơn”.

bqbht_br_ngu-dan-thach-kim-mang-qua-tang-bien-khoi-ve-cang-ca-cua-sot.jpg
Các loại hải sản tươi ngon, có giá trị do ngư dân Thạch Kim đánh bắt được đưa về cảng.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Sót và Cảng cá Thạch Kim được đưa vào sử dụng lần đầu năm 2007 và được nâng cấp dần. Hiện nay, Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng cá Thạch Kim với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng đã hoàn thành sau 1 năm thi công, đang làm thủ tục bàn giao để đưa vào khai thác. Qua đó, góp phần đảm bảo năng lực bốc xếp 40 nghìn tấn/năm (thủy sản 8.000 tấn) và cung cấp các dịch vụ nghề cá tại cảng như: đá lạnh, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, ngư cụ, nhiên liệu…

Sau nhiều năm phải khổ sở vì luồng lạch cạn, không có cảng cá thì giờ đây ngư dân Cẩm Xuyên đã có thể vui mừng vì sắp được hưởng lợi Dự án đầu tư xây dựng Cảng cá Cửa Nhượng với tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành, đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục đưa vào sử dụng. Khi đi vào vận hành, công trình này đáp ứng công suất tàu 400CV, năng lực cập tàu 100 lượt/ngày, lượng thủy sản qua cảng khoảng 16.000 tấn/năm…

bqbht_br_cang-ca-cua-nhuong-la-niem-mo-uoc-bay-lau-nay-cua-ngu-dan-cam-xuyen-da-sap-dua-vao-khai-thac.jpg
Cảng cá Cửa Nhượng sắp đưa vào hoạt động, đáp ứng niềm mong mỏi bấy lâu của ngư dân Cẩm Xuyên.

Ngư dân Tôn Đức Vĩnh - chủ tàu HT 96791 TS ở thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) vui mừng: “Giờ đây, những con tàu công suất lớn của chúng tôi sẽ chấm dứt được cảnh khai thác về phải đậu giữa lòng lạch rồi đưa thuyền thúng ra trung chuyển sản phẩm vào bờ bán cho tiểu thương. Đây sẽ là động lực để những tàu cá lớn như của chúng tôi yên tâm bám biển, vươn khơi”.

Hệ thống hạ tầng phục vụ đánh bắt hải sản ở Hà Tĩnh hiện nay được quy hoạch 4 cảng cá là Cảng cá Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), Cảng cá Xuân Hội (Nghi Xuân), Cảng cá Thạch Kim (Thạch Hà), Cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) và 4 khu neo đậu cấp tỉnh gồm: Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Hội (Nghi Xuân), Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Sót (Thạch Hà), Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên), Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Khẩu - Kỳ Hà (TX Kỳ Anh).

Từ năm 2021 đến nay, Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình, dự án, hạng mục quan trọng phục vụ lĩnh vực sản xuất vốn có nhiều thế mạnh này. Trong đó, đáng chú ý nhất là Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng cá Thạch Kim với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng và Dự án đầu tư xây dựng Cảng cá Cửa Nhượng với tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng.

Cùng đó là Dự án xây dựng, nâng cấp, nạo vét Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Hội có mức đầu tư gần 167 tỷ đồng (2 giai đoạn) và chuẩn bị được đầu tư thêm 106 tỷ đồng để nâng cấp; Dự án nạo vét luồng lạch Cửa Sót với tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng (đã xong năm 2024); Dự án xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Khẩu - Kỳ Hà giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng và đang chuẩn bị thi công giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng…

bqbht_br_nguyen-vat-lieu-duoc-chuan-bi-de-thi-cong-giai-doan-2-au-thuyen-ben-bai-ky-ha.jpg
Các loại cấu kiện được tập kết ở Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Khẩu - Kỳ Hà để chuẩn bị thi công giai đoạn 2.

Hà Tĩnh hiện có trên 2.700 tàu cá các loại của ngư dân địa phương và hàng trăm tàu của ngư dân ngoại tỉnh thường xuyên vào hoạt động ở các âu thuyền, cảng cá. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, là động lực lớn để hỗ trợ ngư dân bám biển vươn khơi, đảm bảo an toàn mùa mưa bão, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các dịch vụ hậu cần...

Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh cho biết: Những năm gần đây, tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, từng bước nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng hậu phục vụ sản xuất ngư nghiệp. Điều này vừa giúp cải thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu của một ngành sản xuất quan trọng vừa góp phần nâng cao năng lực khai thác, đảm bảo an toàn và cải thiện sinh kế, thu nhập, cuộc sống cho ngư dân.

"Những công trình, dự án hoàn thành, bàn giao được chúng tôi đưa vào khai thác, vận hành hiệu quả, phát huy tốt công năng, mang đến những lợi ích thiết thực. Những công trình còn lại (Cảng cá Thạch Kim, Cảng cá Cửa Nhượng, các hạng mục thuộc giai đoạn 2 ở Cửa Khẩu - Kỳ Hà...) đang chờ chủ đầu tư, nhà thầu, các sở, ngành chức năng hoàn thành thi công, hoàn thiện hồ sơ thủ tục để bàn giao. Ban sẽ tiếp nhận để vận hành hiệu quả, tăng cường "tiếp sức" cho ngư dân vươn khơi bám biển" - ông Bùi Tuấn Sơn chia sẻ.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.