Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Hiện nay, toàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 200 con hươu đực đạt tiêu chuẩn làm giống được công nhận. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương tiếp tục phát triển đàn hươu, nâng cao năng suất, chất lượng nhung hươu Hương Sơn.
Với những lợi thế và giá trị mang lại từ nhung hươu, Hà Tĩnh đang tiếp tục chú trọng triển khai các đề tài nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để khai thác tối đa tiềm năng của loại "thần dược" này.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) sẽ nghiên cứu, ban hành thêm một số chính sách hỗ trợ các gia đình, tổ chức và cơ sở chăn nuôi để đảm bảo ổn định sản xuất, tăng đàn hươu tại địa phương; đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân.
Đề tài “Nghiên cứu tập tính sinh học, khả năng ứng dụng công nghệ sinh sản và một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi hươu sao tại Hà Tĩnh” do cán bộ Chi cục Thú y tỉnh đã cung cấp luận chứng khoa học để xây dựng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chăn nuôi loài mới này.
Hiện đàn hươu của cựu Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) Nguyễn Thanh Hải có 35 con. Mỗi năm, gia đình ông thu về trên 380 triệu đồng từ bán hươu giống và nhung hươu.
Tỉnh Hà Tĩnh sẽ hướng dẫn Bôlykhămxay xây dựng chuồng trại chăn nuôi hươu nhốt và chuồng bán chăn thả, ứng dụng các quy trình kỹ thuật phục vụ chăn nuôi hươu.
Chăn nuôi hươu tuy không phải là nghề mới ở Hà Tĩnh nhưng vẫn còn khá xa lạ với nhiều nông dân Hương Khê. Gần đây, phong trào nuôi hươu được bà con xã Hương Long nhân rộng và phát huy hiệu quả kinh tế.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cần tiếp tục khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện về vườn, đồi, rừng; phát huy lợi thế đường 8, đường Hồ Chí Minh để thu hút đầu tư cụm công nghiệp, các loại hình dịch vụ, du lịch...
Gia đình anh Nguyễn Thanh Bằng, trú tại xã Quang Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa cắt bán cặp nhung hươu “khủng” có trọng lượng 3,2 kg với giá 34,6 triệu đồng. Đến thời điểm này, đây là cặp nhung hươu có trọng lượng lớn nhất trên địa bàn huyện Hương Sơn.
Hươu sao xuất thân là động vật hoang dã, bản tính nhút nhát và sợ con người. Kỳ lạ là hơn 60 con hươu tại trang trại ông Phạm Quang Hùng (xã Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh) lại thân thiện, vui đùa với chủ nuôi như thú cưng.
Chỉ dẫn địa lý “Hương Sơn” dùng cho sản phẩm nhung hươu Hương Sơn - Hà Tĩnh vừa được công bố là điều kiện tốt để nâng cao vị thế, danh tiếng, giá trị kinh tế, sức cạnh tranh cho sản phẩm, mang lại lợi ích cho người chăn nuôi và kinh doanh.
Từng được kỳ vọng sẽ tạo ra “đầu kéo” cho chăn nuôi hươu nhưng Công ty CP Hươu giống Hương Sơn ở thôn Sông Con, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang “sống mòn”, hoạt động èo ọt và đang đứng trước nguy cơ “khai tử”...
Khi mùa xuân mới bắt đầu cũng là lúc miền sơn cước Hà Tĩnh xôn xao vào mùa cắt nhung hươu. Năm nay, nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh) khá dễ bán, giá cả ổn định nên người dân ai cũng phấn khởi.
Trong niềm vui thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH năm 2018, đón chào xuân mới Kỷ Hợi 2019, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) càng có thêm động lực, thi đua lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 550 năm thành lập huyện (1469 - 2019).
Đó là một trong những yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn trong chuyến kiểm tra tình hình sản xuất vụ Xuân 2018 – 2019 tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh vừa đây.
Nhiều năm nay, xã Sơn Lâm là một trong những địa phương dẫn đầu về tổng đàn hươu của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Đến nay, tổng đàn hươu trên địa bàn đã lên đến gần 3.000 con.
Bằng nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, nhiều hội viên nông dân ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã xây dựng được các mô hình kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Mùa cắt nhung hươu ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán đến tháng 6 âm lịch, nhưng rộ nhất vào khoảng giêng hai. Theo lẽ thường, khách hàng luôn vào tận nơi chọn “lộc” ngay trên đầu hươu...
Vùng đất xã Sơn Thủy (Hương Sơn - Hà Tĩnh) của tôi người ta thường gọi là làng đồi, bởi đến nơi nào cũng thấy những ngọn đồi lúp xúp và cây trái sum suê. Nhờ vậy mà ở đây nghề nuôi hươu phát triển sớm nhất trong cả nước. Hiện nay, ở Sơn Thủy, số hộ nuôi hươu lấy lộc nhung đã chiếm tới 2/3. Đây cũng là nơi có chất lượng nhung hươu tốt nhất vì hươu được ăn đầy đủ các loài lá cây thích hợp.