Cựu Bí thư Đảng uỷ xã và hành trình “ăn nên làm ra” từ nghề nuôi hươu

(Baohatinh.vn) - Hiện đàn hươu của cựu Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) Nguyễn Thanh Hải có 35 con. Mỗi năm, gia đình ông thu về trên 380 triệu đồng từ bán hươu giống và nhung hươu.

Cựu Bí thư Đảng uỷ xã và hành trình “ăn nên làm ra” từ nghề nuôi hươu

Ông Nguyễn Thanh Hải chăm sóc đàn hươu cái giống hơn 25 con.

Năm 1987, sau khi rời quân ngũ, ông Nguyễn Thanh Hải (SN 1964, thôn Kim Bình, xã Sơn Kim 2) về làm cán bộ Chi đoàn thôn Kim Bình, Phó Bí thư Đoàn xã, cán bộ văn hoá rồi Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Kim 2. Năm 2019, ông Hải đã được về nghỉ hưu theo chế độ.

Mặc dù “làm bạn” với con hươu từ rất sớm, nhưng mãi đến năm 1990, ông Hải mới thực sự bắt tay vào việc nuôi hươu. “Nâng cao thu nhập cho gia đình là một nhẽ, nhưng quan trọng hơn mình là cán bộ, muốn nói dân nghe, dân làm theo thì phải có mô hình kinh tế cụ thể để họ làm theo. Hơn nữa, phát triển đàn hươu còn nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Hương Sơn lúc bấy giờ” - cựu Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Kim 2 nhớ lại.

Cựu Bí thư Đảng uỷ xã và hành trình “ăn nên làm ra” từ nghề nuôi hươu

Khuôn viên vườn nhà tuy không rộng nhưng ông Hải đã trồng rất nhiều cỏ làm thức ăn cho hươu.

Khi mới triển khai xây dựng mô hình, ông rất thận trọng, chỉ dám nuôi 3 cặp hươu (3 đực, 3 cái). Dè dặt và thận trọng nhưng nhờ có kinh nghiệm lại “mát tay” nên đàn hươu ít ỏi ban đầu của ông không ngừng sinh sôi, nảy nở...

Không bằng lòng với những gì đã đạt được, năm 2009, ông Hải lặn lội đến nhiều địa phương để mua hươu giống chất lượng dù giá thành cao hơn gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với giống thường. Cùng với đó, ông còn mang theo hươu cái về xã Sơn Châu, Sơn Bình... những địa phương có hươu đực tốt để “xin” phối giống.

Cựu Bí thư Đảng uỷ xã và hành trình “ăn nên làm ra” từ nghề nuôi hươu

Ông Hải chăm sóc hươu...

Viêc “xin” phối giống hươu của Nguyễn Thanh Hải chẳng giống ai và chưa có tiền lệ. Tuy vậy, với lòng kiên trì, sau 5 năm (2009 - 2014), ông Hải cũng tạo ra đàn hươu giống cho chất lượng cao.

Từ năm 2015 đến nay, hươu giống của ông luôn được người dân huyện Hương Sơn săn đón. Với giá bán 50 - 60 triệu đồng/cặp hươu giống (đực, cái), cao gấp đôi so với giá 25 - 30 triệu đồng/cặp ở các cơ sở khác. Bình quân hàng năm, ông cung cấp ra thị trường từ 15 - 16 cặp hươu giống.

Hiện tại, đàn hươu của ông có 35 con, trong đó có 30 con cái, 6 hươu đực. Mỗi năm ông thu về hơn 7kg nhung hươu trị giá hơn 80 triệu đồng và trên 300 triệu đồng từ bán hươu giống.

Cựu Bí thư Đảng uỷ xã và hành trình “ăn nên làm ra” từ nghề nuôi hươu

Thu nhập từ nuôi ong khá nhưng ông Hải vẫn giảm đàn để tập trung nuôi hươu.

Theo ông Hải, so với những vật nuôi khác, con hươu rất dễ nuôi, ít bệnh tật, không tốn công chăm sóc. Thức ăn của hươu rất đa dạng, chủ yếu là cỏ, lá và các loại trái cây... có sẵn ở các vùng đồi núi Hương Sơn.

Cựu Bí thư Đảng uỷ xã và hành trình “ăn nên làm ra” từ nghề nuôi hươu

Ông Nguyễn Thanh Hải tự hào với những sản phẩm làm ra sau nhiều năm dày công tìm hiểu, xây dựng.

Về những dự định sắp tới, ông Hải cho biết, không có ý định tăng đàn, mở rộng quy mô chuồng trại mà chỉ chú trọng nâng cao chất lượng hươu giống.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2 Lê Hồng Phong, mô hình tuyển chọn hươu giống chất lượng của ông Nguyễn Thanh Hải luôn là điểm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của người dân trong xã và các địa phương lân cận. Xã Sơn Kim 2 cũng khuyến khích bà con Nhân dân mua giống, học hỏi kinh nghiệm để phát triển thêm các đàn hươu có chất lượng cao nhằm tăng thêm thu nhập. Đó cũng là cách giúp Sơn Kim 2 tiệm cận gần hơn nữa tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.