“Nở rộ” nhiều mô hình kinh tế từ quỹ hỗ trợ nông dân ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Bằng nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, nhiều hội viên nông dân ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã xây dựng được các mô hình kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

“Nở rộ” nhiều mô hình kinh tế từ quỹ hỗ trợ nông dân ở Hương Sơn

Nhờ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình chị Nguyễn Thị Bình (thôn 7, xã Sơn Giang) đã vươn lên khá giả, thu nhập hàng năm trên 150 triệu đồng từ nuôi hươu.

Khó có thể kể hết được niềm vui của gia đình anh Đào Quốc Hà và chị Nguyễn Thị Bình – thôn 7 (xã Sơn Giang) khi vừa nhận về số tiền hơn 80 triệu đồng từ việc bán nhung hươu. Trước đây, gia đình anh Hà thuộc diện khó khăn của xã. Có đất đai, có sức khỏe nhưng thiếu nguồn vốn, kinh tế chủ yếu chỉ dựa vào cây lúa, cây ngô khiến gia đình không thể vươn lên thoát nghèo. Biết có nguồn hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, anh chị mạnh dạn đăng ký vay vốn, đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi hươu.

“Nở rộ” nhiều mô hình kinh tế từ quỹ hỗ trợ nông dân ở Hương Sơn

Khi vốn còn ít, gia đình anh Hà nuôi hươu cái để nhân đàn, từ 4 con ban đầu, đến nay đàn hươu đã lên tới 20 con.

Anh Hà phấn khởi cho biết: "Năm 2015, khi được vay 30 triệu đồng từ quỹ hội, gia đình mua 4 con hươu cái để nhân đàn. Đến nay, đàn hươu đã tăng lên đến 20 con. Hiện, với 8 con hươu đực trưởng thành, mỗi năm cắt nhung 2 lần, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Số hươu cái tiếp tục nuôi sinh sản để nhân đàn hoặc bán hươu giống, thu thêm ngót nghét 30 triệu đồng. Tính ra, ít nhất gia đình có thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm từ đàn hươu".

Cũng từ quỹ hỗ trợ nông dân, cuối năm 2016, gia đình ông Hoàng Văn Luận, thôn 2, xã Sơn Giang được vay 40 triệu đồng để xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai và gà thả vườn. Đến nay, mô có 12 con bò, 8 con hươu và khoảng 1.200 con gà. Dù mới nuôi hơn 1 năm, bò và hươu chưa cho lợi nhuận thực tế, song, giá trị đàn gia súc này đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Riêng với đàn gà, đã cho lãi hơn 90 triệu đồng.

“Nở rộ” nhiều mô hình kinh tế từ quỹ hỗ trợ nông dân ở Hương Sơn

Giá trị đàn gia súc hiện tại của gia đình ông Hoàng Văn Luận đã lên đến hàng trăm triệu đồng.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn Lê Đình Phước, cho biết: Hiện tại, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện có dư nợ gần 2 tỷ đồng, cho 82 hộ gia đình vay vốn. Dù nguồn vốn vay không nhiều, từ 30 - 40 triệu đồng, nhưng hội viên dễ tiếp cận, không cần thế chấp. Ngoài nguồn vốn, người nông dân còn có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật qua các lớp tập huấn do Hội phối hợp tổ chức. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ phân bón trả chậm, giống cây, con các loại…

"Phần lớn các mô hình đều phát huy hiệu quả, cho thu nhập trung bình hàng năm từ 50 – 200 triệu đồng. Đặc biệt, với phương thức mới là cho vay theo nhóm hộ, nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân đã kết nối các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành nhóm sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo điều kiện để nông dân học tập, trao đổi khoa học - kỹ thuật lẫn nhau, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập" - anh Lê Đình Phước thông tin thêm.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.