In 3D trực tiếp trên cơ thể sống có thể là cuộc cách mạng trong khoa học và y tế

Công nghệ in 3D trực tiếp trên cơ thể sống theo phương pháp mới hứa hẹn khả năng giảm thiểu rủi ro và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật cho bệnh nhân.

Phương pháp mới trong việc ứng dụng công nghệ in 3D mới được công bố trên tạp chí khoa học Science, hứa hẹn mở ra một cuộc cách mạng trong cả khoa học và lĩnh vực y tế.

In 3D trực tiếp trên cơ thể sống có thể là cuộc cách mạng trong khoa học và y tế

Công nghệ mới sẽ cho phép in bộ phận cần cấy ghép bên trong cơ thể bệnh nhân mà không cần phẫu thuật.

Trên cơ sở công nghệ siêu âm, phương pháp mới có thể sử dụng công nghệ 3D để tiến hành cấy ghép trực tiếp các bộ phận vào bên trong cơ thể sống.

Phương pháp này hứa hẹn sẽ làm cho quá trình phẫu thuật trở nên ít xâm lấn, cho phép ghép mô cấy ở dạng lỏng, sau đó định hình và làm cứng tại chỗ.

Thông thường, in 3D là quá trình tạo ra các vật thể ba chiều bằng cách liên tục sắp xếp các lớp vật liệu dạng mềm, sau đó được làm cứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Duke và Trường Y Harvard đã phát triển một phương pháp sử dụng âm thanh mới gọi là ‘in 3 chiều âm thanh xuyên sâu’ (DVAP).

Thay vì dùng nhựa cảm quang thường dùng trong công nghệ in 3D, phương pháp này sử dụng ‘mực’ siêu âm tương thích sinh học, với khả năng nóng lên và cứng lại nhờ hiệu ứng nhiệt âm.

Loại mực sinh học này có thể được tiêm vào vị trí cơ thể cần cấy ghép và sau đó được chiếu xạ bằng sóng siêu âm xuyên sâu được phát ra bởi một đầu phát bên ngoài.

Sau khi mô cấy đã có hình dạng mong muốn, phần mực còn lại có thể được hút khỏi cơ thể bằng ống tiêm.

Tùy thuộc vào cấu tạo của bộ phận cơ thể cần cấy ghép, ‘mực’ siêu âm có thể mang đặc tính tự phân hủy sinh học hoặc tồn tại lâu dài. Chúng cũng có thể mô phỏng các loại mô sinh học khác nhau, chẳng hạn như mô xương.

Với các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng công nghệ DVAP để cấy ghép van tim ở dê, chữa trị khuyết tật xương ở gà và chế tạo lớp hydrogel để giải phóng thuốc chống ung thư bên trong mô gan.

Phó giáo sư Junjie Yao của Đại học Duke, người đứng đầu công trình nghiên cứu, cho biết: “Với khả năng in trực tiếp xuyên qua mô, kỹ thuật này mở ra nhiều ứng dụng tiềm năng trong các ca phẫu thuật và trị liệu mà thông thường liên quan đến việc cắt bỏ và xâm lấn cao”.

Theo vietnamnet

Đọc thêm

VinBigdata mở đăng ký khóa kỹ sư AI miễn phí mùa 6

VinBigdata mở đăng ký khóa kỹ sư AI miễn phí mùa 6

Ngày 1/4/2025, VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup năm 2025. Học viên sẽ được đào tạo miễn phí với sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới. Đi cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Vingroup cùng học bổng du học trường top đầu thế giới về công nghệ.
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025

VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025

Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14h ngày 17/4. Sau 4 năm triển khai, giải thưởng đã thu hút gấp gần 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án năm đầu tiên lên đến 1.469 dự án vào mùa giải gần nhất năm 2024.
Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.