Kết quả chuyển giao công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể từ một dự án nông nghiệp miền núi

Nhằm tạo sinh kế mới đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân bị ảnh hưởng bỡi sự cố môi trường biển. Trung tâm phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu nhằm giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các huyện ven biển tỉnh Hà Tĩnh” . Sau 2 năm thực hiện, dự án cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực cho địa phương.

NCV chính - Ths. Trần Hậu Khanh

PGĐ TT Phát triển nấm ăn và nấm dược liệu Hà Tĩnh

Công nghệ sản xuất Giống nấm dịch thể là loại giống được nuôi dưỡng trong môi trường lỏng, đảm bảo các điều kiện tối ưu về dinh dưỡng, nhiệt độ, độ thông thoáng, thời gian nuôi, khiến sợi nấm sinh trưởng mạnh trong môi trường dịch thể tầng sâu. Công nghệ này cho phép thu được một lượng lớn sinh khối sợi nấm để làm giống cấp 1, giống cấp 2.

Công nghệ trên còn được áp dụng trong việc tách chiết sinh khối sợi nấm dùng để sản xuất thuốc, gia vị, đồ uống… trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược phẩm.

Phương pháp lên men nuôi dưỡng tầng sâu (nhân giống dạng dịch thể) được ứng dụng sản xuất các giống nấm ăn như nấm hương, nấm sò, kim châm, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ, trà tân, linh chi,…. Công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể không những phát huy được thế mạnh là rút ngắn thời gian sinh trưởng, giá thành sản xuất thấp, độ thuần cao, chất lượng tốt, tỷ lệ nhiễm thấp mà còn là tiền đề cho phát triển sản xuất giống nuôi trồng nấm theo quy mô công nghiệp với số lượng rất lớn.

Kết quả thực hiện dự án:

Về chuyển giao công nghệ

Đã tiếp nhận chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm - Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam các quy trình nhân giống nấm dịch thể cấp 1, cấp 2 và giống thể rắn cấp 3 và quy trình nuôi trồng 3 loại nấm (nấm Sò, nấm Mộc Nhĩ và nấm Linh Chi).

Về xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và bịch phôi giống nấm

Đã tổ chức sản xuất giống nấm và bịch phôi giống nấm tại Trung tâm nấm Hà Tĩnh, Sản xuất 99 lít giống nấm cấp 1 dạng dịch thể (Bao gồm 50 lít giống nấm Sò, 39 lít giống nấm Mộc Nhĩ và 10 lít giống nấm Linh Chi), 890 lít giống nấm cấp 2 dạng dịch thể (Bao gồm 500 lít giống nấm Sò, 390 lít giống nấm Mộc Nhĩ), 9.000 kg giống nấm dạng thể rắn (Bao gồm 5.000kg giống nấm Sò cấp 3, 3.900 kg giống nấm Mộc Nhĩ cấp 3 và 100 kg giống nấm Linh Chi cấp 2); Sản xuất 900.000 bịch phôi nấm (Bao gồm 500.000 bịch nấm Sò, 390.000 bịch nấm Mộc Nhĩ và 10.000 bịch nấm Linh Chi) cung cấp đủ cho 60 mô hình tham gia thực hiện dự án đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.