Khoa học công nghệ “nâng tầm” nghề truyền thống Việt Xuyên

(Baohatinh.vn) - Ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào nghề truyền thống ở xã Việt Xuyên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang từng bước nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao, duy trì sức sống của một số nghề truyền thống.

Thấy được những bất cập, hạn chế của cách làm bánh mướt thủ công, ông Lê Văn Hà (thôn Trung Trinh) đã mạnh dạn thay đổi cách làm cũ bấy lâu nay, từng bước áp dụng KHKT vào sản xuất nghề truyền thống của gia đình.

Ông Hà cho biết: “Do đơn hàng ngày càng nhiều, việc làm bánh thủ công không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách, đầu năm nay, tôi đã “mạnh tay” đầu tư hơn 50 triệu đồng mua máy làm và gấp bánh mướt tự động, máy xay bột cỡ lỡn để phục vụ việc sản xuất hằng ngày của gia đình".

Khoa học công nghệ “nâng tầm” nghề truyền thống Việt Xuyên

Máy làm và gấp bánh mướt tự động của gia đình ông Hà giúp sản xuất bánh nhanh hơn nhiều lần cách làm thủ công.

Nhờ có máy móc hiện đại, mỗi ngày, gia đình có thể làm được 70-80 kg gạo, tương đương với hơn 2 tạ bánh mướt xuất ra thị trường. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, ông Hà cũng đã tiến hành làm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hiện nay, với quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng nhờ máy móc hiện đại thay thế nhiều công đoạn quan trọng, gia đình ông Hà có thu nhập từ 7 - 8 triệu/tháng, từng bước phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu bằng chính nghề truyền thống của cha ông.

Khoa học công nghệ “nâng tầm” nghề truyền thống Việt Xuyên

Sản phẩm bánh đa của anh Đức đang dần có chỗ đứng trên thị trường

Năm 2016, anh Nguyễn Hữu Đức (thôn Trung Trinh) mạnh dạn đầu tư gần 350 triệu đồng để xây dựng cơ sở sản xuất bánh đa với nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy làm bánh đa tự đông, máy nướng bánh tự động…

Bên cạnh đó, anh đã cùng chính quyền xã Việt Xuyên hoàn thiện hồ sơ, thủ tục liên quan để xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm cũng như cơ sở sản xuất với tên gọi đầy đủ là Cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống Đức Anh.

Khoa học công nghệ “nâng tầm” nghề truyền thống Việt Xuyên

Anh Đức đã hoàn thành xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm

Anh Đức cho biết: “Nhờ có máy móc, cơ sở anh có thể làm khoảng 3.000 chiếc bánh, nhanh hơn gấp nhiều lần so với cách tráng bánh bằng tay ngày xưa. Bánh đa sau khi phơi được nướng bằng lò nên bánh chín vàng đều và đẹp mắt, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Nhờ thế, bánh đa của cơ sở đã từng bước có chỗ đứng tại thị trường trong và ngoài tỉnh".

Đến thời điểm hiện tại, bình quân mỗi tháng, sau khi trừ các khoản chi phí sản xuất, gia đình anh Đức thu lãi hơn 10 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 4 lao động địa phương với mức lương cơ bản từ 3 - 3,2 triệu đồng/người/tháng.

Khoa học công nghệ “nâng tầm” nghề truyền thống Việt Xuyên

Máy tráng bánh tự động nhanh hơn nhiều lần tráng bánh bằng tay

Được biết, xã Việt Xuyên hiện có trên 23 mô hình tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề truyền thống như: Sản xuất kẹo lạc, kẹo dồi, bánh các loại… Nhìn thấy được cái lợi của việc áp dụng KHKT, các cơ sở đã từng bước đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất.

Nhờ thế, nhiều gia đình đã dần “sống” được với nghề truyền thống của cha ông như: Cơ sở sản xuất bún, bánh Hương Tâm; Cơ sở sản xuất kẹo lạc Tú Uyên; Cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống Đức Anh…

Khoa học công nghệ “nâng tầm” nghề truyền thống Việt Xuyên

Sản phẩm kẹo lạc Tú Uyên được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực Bắc Trung bộ năm 2018

Bên cạnh đó, các hộ sản xuất cũng đã có ý thức xây dựng thương hiệu, tiến hành làm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND xã Việt Xuyên Trương Công An, cho biết: “Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề truyền thống tại xã Việt Xuyên, chính quyền địa phương đã hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng để đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức nhiều buổi tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời, hỗ trợ thực hiện xây dựng và đăng ký nhãn mác, thương hiệu cho một số sản phẩm truyền thống của các cơ sở sản xuất.”

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.