"Đại gia" Vingroup công bố chuyển mình thành tập đoàn công nghệ

Tập đoàn Vingroup đã định hướng để trở thành một tập đoàn công nghệ, công nghiệp và dịch vụ vào năm 2028. Trong đó, mảng công nghệ sẽ chiếm tỷ trọng chính.

“Đại gia” Vingroup công bố chuyển mình thành tập đoàn công nghệ

"Bắt tay" 50 trường đại học, thành lập doanh nghiệp, viện nghiên cứu..., Vingroup định hướng trở thành tập đoàn công nghệ sau 10 năm nữa. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Để hiện thực hóa định hướng này, tối 21/8, Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường Đại học hàng đầu Việt Nam; ra mắt công ty phát triển công nghệ, hai viện nghiên cứu và quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học.

Cụ thể, Vingroup và các trường đại học sẽ hợp tác 4 nội dung gồm: Tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học - công nghệ; Trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các giáo sư, nhà nghiên cứu, sinh viên; Giảng dạy và Chia sẻ tri thức; Đặt các trường Đại học đào tạo với cam kết sẽ tiếp nhận khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin trong vòng 10 năm tới.

Để trở thành tập đoàn công nghệ vào năm 2028, Vingroup sẽ tiếp tục đẩy mạnh mảng thương mại, dịch vụ hiện có. Đây sẽ là hệ sinh thái quan trọng để hỗ trợ công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ - công nghiệp.

Với mảng công nghiệp, Vingroup tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và sản xuất các sản phẩm điện thông minh - gia dụng. Dự kiến ngay cuối năm nay, Vingroup sẽ cho ra mắt điện thoại và tivi thông minh. Đơn vị này cũng sẽ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra thị trường nước ngoài.

Trong khi đó, mảng công nghệ, Vingroup xác định nhiều mũi nhọn. Đơn vị này đã thành lập Công ty VinTech (tách ra từ Công ty VinSmart) để nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới. VinTech cũng thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT).

Ngoài ra, Vingroup sẽ tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội; thành lập Quỹ đầu tư về công nghệ tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển dự án công nghệ-trí tuệ nhân tạo; lập Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nước…

Ông ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho hay, việc đầu tư mạnh mẽ nói trên sẽ tạo ra một hệ sinh thái về công nghệ - công nghiệp, góp phần đưa Việt Nam vào vị trí xứng đáng trên bản đồ công nghệ - công nghiệp thế giới./.

Theo vietnam+

Đọc thêm

Chiếc smartphone 5G nhỏ nhất thế giới

Chiếc smartphone 5G nhỏ nhất thế giới

Unihertz, thương hiệu chuyên sản xuất những chiếc smartphone độc lạ vừa gây quỹ cho điện thoại 5G nhỏ nhất thế giới có tên Jelly Max. Máy sở hữu màn hình LCD 5,05 inch, độ phân giải 720 x 1.520 với thiết kế nốt ruồi cho camera trước.
"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

DJ Dex là một nữ DJ đặc biệt, tuy cô tham gia biểu diễn tại rất nhiều show âm nhạc vòng quanh thế giới, diện nhiều bộ trang phục mới và chia sẻ về sở thích của mình trên các nền tảng mạng xã hội nhưng cô không có thật.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.