Tem năng lượng: người tiêu dùng được gì?

Ngày 1/1/2015, thời điểm các ô tô dưới 7 chỗ được sản xuất mới và nhập khẩu đều phải dán nhãn tiêu thụ năng lượng, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ mình được lợi ích từ loại tem này.

Tem năng lượng: người tiêu dùng được gì? ảnh 1

Theo quy định tại Thông tư 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT có hiệu lực từ ngày 1/12/2014 và áp dụng từ 1/1/2015, các loại ô tô du lịch (từ 7 chỗ trở xuống) được sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu, chưa qua sử dụng, phải thực hiện việc dán nhãn năng lượng trước khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng.

Cho tới đầu tuần trước, được biết có 9 doanh nghiệp DN (gồm Toyota, Hyundai, Honda, Suzuki, Ford, Nissan, Audi, BMW và Trường Hải Kia-Mazda-Peugeot) đã đệ trình hồ sơ lên Cục Đăng Kiểm và đã được xem xét. Hiện tại, các nhãn hiệu, mẫu xe của 9 đơn vị này đã được công khai mức tiêu thụ nhiên liệu trên website của Cục Đăng kiểm.

Hiện tại có 2 loại nhãn tiêu thụ năng lượng gồm màu xanh lá cây và màu vàng được sử dụng cho việc công bố mức độ tiêu thụ nhiên liệu của ô tô. Tem năng lượng màu xanh lá cây thể hiện số liệu về tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe đã được cơ quan quản lý nhà nước (Cục Đăng kiểm) tiến hành thử nghiệm và cấp xác nhận. Tem màu vàng thể hiện số liệu về tiêu thụ nhiên liệu do doanh nghiệp công bố. Sở dĩ có 2 loại tem này, là do để DN có thời gian chuyển đổi, Thông tư 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT cho phép các trường hợp được đăng ký tự công bố mức tiêu hao nhiên liệu và dán tem màu vàng sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 31/12/2016.

Tem năng lượng màu xanh lá cây thể hiện số liệu về tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe đã được cơ quan quản lý nhà nước (Cục Đăng kiểm) tiến hành thử nghiệm và cấp xác nhận. Tem màu vàng thể hiện số liệu về tiêu thụ nhiên liệu do doanh nghiệp công bố

Tem năng lượng màu xanh lá cây thể hiện số liệu về tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe đã được cơ quan quản lý nhà nước (Cục Đăng kiểm) tiến hành thử nghiệm và cấp xác nhận.

Tem năng lượng màu xanh lá cây thể hiện số liệu về tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe đã được cơ quan quản lý nhà nước (Cục Đăng kiểm) tiến hành thử nghiệm và cấp xác nhận. Tem màu vàng thể hiện số liệu về tiêu thụ nhiên liệu do doanh nghiệp công bố

Tem màu vàng thể hiện số liệu về tiêu thụ nhiên liệu do doanh nghiệp công bố

Về phía doanh nghiệp, các thủ tục đăng ký và dán nhãn tem đã được hướng dẫn khá cụ thể và chi tiết, doanh nghiệp không gặp khó khăn gì lớn về việc dán tem năng lượng này, bởi có thể hoàn toàn sử dụng mức tự đăng ký mà không cần thiết phải mang xe đi kiểm tra, đo đạc lại mức tiêu thụ nhiên liệu. Do vậy, hiện tại trong 9 doanh nghiệp đệ trình hồ sơ, 8 doanh nghiệp đều đăng ký tem vàng, chỉ Hyundai Thành công nộp hồ sơ thực hiện dán tem xanh.

Tuy nhiên, câu chuyện ở góc độ người tiêu dùng lại hoàn toàn khác. Nhiều người cho đến thời điểm này vẫn rối với tem vàng, tem xanh, hay tác dụng của những loại tem này là gì. Thậm chí nhiều người mua xe còn lo lắng việc dán thêm tem năng lượng có khiến giá xe đội lên do tăng thêm chi phí hay không.

Tem năng lượng – có lợi cho người tiêu dùng

Về bản chất, quy định về tem nhiên liệu là có lợi đối với người tiêu dùng, bởi nó buộc các nhà sản xuất, phân khối xe phải minh bạch về mức tiêu thụ nhiên liệu của xe, và có trách nhiệm với con số mà mình công bố. Từ đó, người tiêu dùng có cơ sở để so sánh mức tiêu hao nhiên liệu của các xe khi quyết định mua xe, hoặc khiếu nại khi con số đưa ra khác quá xa so với thực tế.

Còn nhớ năm nay, thị trường ô tô rúng động với thông tin Hyundai – Kia bị phạt tới 300 triệu USD theo đạo luật không khí sạch Clean Air Act tại Mỹ, đồng thời bồi thường một khoản vài trăm triệu khác cho khách hàng mua xe.

Hyundai và Kia đã bán 1,2 triệu xe tại Mỹ với mức khí thải thực tế không khớp với những gì họ báo cáo với Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA và đã phóng đại mức tiêu hao nhiên liệu trên nhiều mẫu xe ở mức từ 0,43 đến 2,56 lít/100 km.

Chưa hết, hai hãng xe Hàn còn phải bồi thường cho những khách hàng mua phải một trong những xe bị "lỗi" trên với mỗi xe trung bình 353 USD với tổng số tiền bồi thường là 400 triệu USD. Tính tất cả số tiền phải nộp và bồi thường, Hyundai và Kia sẽ mất khoảng 700 triệu USD.

Tại Hàn Quốc, Hyundai còn bị bộ Giao thông Hàn Quốc phạt với số tiền lên đến gần 1 tỷ Won, tương đương 1 triệu USD do “khai khống” mức tiêu thụ nhiên liệu của xe Hyundai SantaFe. Ngoài số tiền phạt kể trên, hãng Hyundai có thể bị người tiêu dùng kiện và đòi bồi thường chi phí nhiên liệu chênh lệch giữa mức tiêu thụ thực và con số do nhà sản xuất đưa ra. Đã có 3 người sử dụng xe Hyundai Santa Fe nộp đơn kiện lên một tòa án tại Seoul, Hàn Quốc. Mỗi người đòi hãng Hyundai bồi thường 600.000 Won, tương đương 592 USD.

Tháng 6 vừa qua, Ford cũng phải chi trên 107 triệu USD cho hơn 200.000 chủ xe vì mức tiêu hao nhiên liệu không đúng như cam kết. Mức bồi thường từ 125 đến 1.050 USD mỗi khách.

Với hệ thống luật pháp quy định chặt chẽ như ở Mỹ, việc khai khống mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ khiến các hãng xe phải đối mặt với án phạt nặng và người dùng hoàn toàn có thể khởi kiện để đòi quyền lợi.

Như vậy, với việc có tem năng lượng, người tiêu dùng Việt Nam cũng có quyền hi vọng sẽ sớm có chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp khai khống, hay gian dối mức tiêu thụ nhiên liệu công bố và đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình. Trước mắt, theo Thông tư 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT, Cơ quan quản lý chất lượng sẽ đưa ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu với cơ sở sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh xe nếu vi phạm một trong các quy định: Gian dối trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu; bị đình chỉ dán nhãn năng lượng đến lần thứ 2 theo quy định. Liên quan đến chế tài xử lý, được biết cơ quan Đăng kiểm sẽ không cấp giấy chứng nhận lưu hành cho các sản phẩm theo quy định phải dán nhãn năng lượng mà không dán nhãn. Tất nhiên, việc luật hóa và đi vào hiện thực vẫn còn cần thời gian.

Rối với tem vàng, tem xanh

Ý nghĩa của tem thì đã rõ, nhưng thực tế, người tiêu dùng vẫn rối ren với tem vàng, tem xanh và mức độ đáng tin cậy của những loại tem này. Được biết số liệu do Cục Đăng kiểm kiểm định (tức tem xanh) sẽ “hơi cao hơn” so với số liệu mà hãng xe tự công bố. Như vậy trong 2 năm tới, khi loại tem dán chưa đồng nhất, người dùng vẫn rối ren với mức công bố ở tem vàng, tem xanh và khó xác định xe nào tiết kiệm nhiên liệu hơn xe nào, khi các xe dùng tem khác nhau, theo tiêu chuẩn đo lường khác nhau.

Có quá nhiều tem trên kính lái?

Theo quy định, tem năng lượng sẽ được dán vào mặt trong kính trước của xe, bên phía người lái. Do vậy, nhiều người băn khoăn liệu có quá nhiều tem trên kính lái của xe và che khuất tầm nhìn của người lái hay không. Trả lời điều này, Cục đăng kiểm cho biết người tiêu dùng không cần lo lắng, bởi tem này chỉ bắt buộc nhà sản xuất phải dán trên kính xe khi xe vẫn đang còn ở tình trạng hoàn toàn mới, chưa qua sử dụng và mang tính chất tham khảo cho người tiêu dùng. Khi mua xe về, người tiêu dùng có thể bóc tem này ra nếu muốn.

Giá xe có tăng vì tem năng lượng?

Phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm VN) cho biết dán tem năng lượng là yêu cầu đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng không cần phải trả bất kỳ loại phí nào. Về phía nhà sản xuất, trên tổng thể, việc thêm nhãn năng lượng phát sinh chi phí không đáng kể. Từ trước đến nay, các mẫu xe trước khi sản xuất hàng loạt đều phải thử nghiệm khí thải. Tới đây sẽ kết hợp thử “hai trong một”, tức là số liệu về tiêu thụ nhiên liệu có thể kết xuất từ phép thử khí thải. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận mức độ tiêu thụ nhiên liệu của xe được cấp cho mỗi kiểu - loại xe là khoảng 100 nghìn đồng/giấy. Chi phí in ấn tem nhãn cho các xe cũng không đáng kể. Do vậy, người tiêu dùng cũng không cần lo lắng về vấn đề đội thêm chi phí.

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast