(Baohatinh.vn) - Kinh tế Việt Nam quý II/2018 tăng trưởng ổn định nhờ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, tuy nhiên nhiều rủi ro đặt ra trước viễn cảnh một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu đang dần hiện hữu.

Bloomberg: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam “gặp khó” trong bối cảnh rủi ro thương mại toàn cầu

Kinh tế Việt Nam quý II/2018 tăng trưởng ổn định nhờ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, tuy nhiên nhiều rủi ro đặt ra trước viễn cảnh một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu đang dần hiện hữu.

Bloomberg: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam “gặp khó” trong bối cảnh rủi ro thương mại toàn cầu

Ảnh minh họa: Internet

Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đang cố gắng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh phải đối mặt với các động thái bảo hộ thương mại toàn cầu và tăng lãi suất từ Mỹ.

Hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ tăng cường giám sát thị trường quốc tế và có các đối sách kịp thời và phù hợp để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có.

Trong cuộc họp báo mới đây tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, tăng trưởng GDP quý II/2018 giảm so với quý I do giảm trong khai khoáng và chậm giải ngân đầu tư công.

Chính phủ sẽ tăng cường các biện pháp để thúc đẩy các doanh nghiệp trong khi nền kinh tế được dự báo tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong các quý cuối năm, ông Lâm cho hay.

“Triển vọng kinh tế trong trung hạn của Việt Nam vẫn được đánh giá là tích cực, tuy nhiên bối cảnh toàn cầu tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định”, bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nói với Bloomberg.

Bà Kwakwa cho hay, những yếu tố bất định này chính là rủi ro cho Việt Nam - một nền kinh tế mở và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu FitchRatings hồi giữa tháng 5/2018 đã nâng xếp hạng tín nhiệm nợ (IDR) dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam từ BB- lên BB với triển vọng ổn định. Bên cạnh đó dự báo kinh tế Việt Nam 7 tháng cuối năm sẽ tăng trưởng chậm lại giữa bối cảnh rủi ro thương mại gia tăng và mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm.

Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế ở châu Á, bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines, vẫn đang tăng trưởng hơn 6% một năm.

Tin liên quan:
  • Bloomberg: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam “gặp khó” trong bối cảnh rủi ro thương mại toàn cầu
    Bài viết của Thủ tướng về tình hình kinh tế vĩ mô

    Báo Hà Tĩnh điện tử trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua, những bài học kinh nghiệm sâu sắc và quan điểm chủ đạo về điều hành trong thời gian tới của Chính phủ. Sau đây là toàn văn bài viết.

  • Bloomberg: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam “gặp khó” trong bối cảnh rủi ro thương mại toàn cầu
    WB tin tưởng vào phục hồi kinh tế toàn cầu

    Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) bày tỏ sự tin tưởng vào đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sau nhiều năm tăng trưởng ì ạch, với hoạt động đầu tư, sản xuất và trao đổi thương mại đều gia tăng.

  • Bloomberg: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam “gặp khó” trong bối cảnh rủi ro thương mại toàn cầu
    Báo Mỹ đăng tải trang trọng bài viết của Chủ tịch nước về APEC

    Ngày 6/11, trang nhất tờ thời báo The Washington Times, Mỹ đã đăng dòng tít lớn bài viết “APEC Việt Nam 2017, thúc đẩy tương lai chia sẻ trong một thế giới đầy biến động” của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp diễn ra APEC tại Việt Nam.

Phương Đặng

(Theo Bloomberg)


Phương Đặng
(Theo Bloomberg)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Tin liên quan

Xem nhiều

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]