(Baohatinh.vn) - Một buổi chiều mùa đông hanh hao trong chuyến công tác miền sơn cước Hà Tĩnh, chúng tôi như được trở về với tuổi thơ của mình khi xem trẻ em chơi gụ. Đây là một trong những trò chơi tự chế quen thuộc của thế hệ 7X, 8X ngày xưa; giờ gặp lại, ai nấy đều rưng rưng nhớ về năm tháng tuổi hoa niên của cuộc đời...
Chơi gụ hay còn gọi là cù, quay là trò chơi dân gian được lưu truyền phổ biến ở nhiều vùng đất nước vào những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ trước. Ngày nay, trò chơi này vẫn được trẻ em một số vùng quê lưu giữ và giải trí cùng nhau sau giờ học, trong những buổi chăn trâu, cắt cỏ...
Muốn có gụ chơi tất phải đẽo bằng tay. Tuỳ từng giai đoạn và từng vùng mà hình dáng con gụ được đẽo khác nhau nhưng nhìn chung có 3 phần: thân gụ, đinh quay và mấu để quấn dây. Mỗi khi tìm được khúc gỗ tốt, những đứa trẻ thôn quê sẽ mượn dao, búa của cha mẹ và với bàn tay khéo léo của mình sẽ bắt đầu "dọn cỗ" cho bữa tiệc trò chơi của mình.
Nhìn những đứa trẻ tay thoăn thoắt đẽo gọt, đóng đinh tôi lại nhớ hình ảnh những anh chị trong xóm thời xa xưa. Cứ tầm giữa ngọ, một vài nhóm lại hẹn nhau ra một con ngõ chặt chặt, đẽo đẽo. Nhóm làm gụ, nhóm làm nộ cao su... rồi rủ nhau chơi xôn xao cả xóm nghèo...
Bước vào cuộc chơi là những cú quăng dây. Quăng điệu nghệ và dứt khoát thì con gụ sẽ quay quay tít, đồng thời phát ra âm thanh vu vu như gió mà nếu nhìn gần thì nó như đang được đặt đứng tại chỗ trên mặt đất.
Dưới bàn tay của người chơi điệu nghệ, con gụ sẽ ở trạng thái "ngủ lịm". Còn khi người chơi chơi dở thì những người còn lại sẽ nói: "Càng vố càng vu, chẻ tu càng tít" (nghĩa là càng nhiều vết lõm càng kêu to, không quay bằng đinh quay mà quay bằng đầu càng được nhiều vòng). Đây là sự tự an ủi hoặc an ủi người chơi khác khi con quay bị nhiều vết lõm do con quay khác đánh thậm chí đầu gụ bị nứt, sứt mẻ.
Khi ra tay không chuẩn xác, con gụ sẽ không đứng thẳng mà quay nghiêng rồi nhanh chóng dừng lại. Gụ là trò dễ chơi mà không tốn kém. Tiếc là nó không còn xuất hiện nhiều ở các làng quê Hà Tĩnh từ nhiều năm nay.
Thí sinh Trần Thị Thuận đến từ khách sạn Sông Lam Waterfront (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) đã giành giải nhất Hội thi Nghiệp vụ nhân viên buồng cơ sở lưu trú du lịch Hà Tĩnh năm 2024.
Italy phát hiện mạng lưới chuyên vẽ nhái tranh của các họa sĩ nổi tiếng để lừa khách hàng, gây thiệt hại khoảng 212 triệu USD cho thị trường nghệ thuật.
Hoa hậu Thanh Thủy được nhận xét có gương mặt tựa búp bê, còn á hậu 1 người Bolivia ghi điểm về thần thái, tự tin trong ứng xử tại Miss International 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 mang chủ đề "Du lịch Hoà Bình - Kết nối khát vọng xanh" sẽ diễn ra trong các ngày từ 15 - 23/11/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn là vinh dự lớn của Nhân dân xã Ân Phú và huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện việc cưới, việc tang, thực hành tâm linh, tín ngưỡng theo hướng văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lễ giỗ Đức thánh Hoàng Mười – đền Chợ Củi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, thu hút người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái.
Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Chương trình dạ hội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng đã mang đến cho người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và du khách thập phương những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Lễ rước cấp thủy tại lễ hội đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là nét văn hoá độc đáo với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
Gần 1 tuần nay, đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương khắp mọi miền về dâng hương, chiêm bái.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
26 nghệ nhân, thanh đồng đã tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở đền Chợ Củi (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan bám sát kế hoạch, phối hợp chặt chẽ để tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hoá” trang trọng, bài bản.
Tham gia giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh tại đền Chợ Củi ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có 26 nghệ nhân, thanh đồng, thủ nhang đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tham gia liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh Hà Tĩnh có 40 nghệ nhân, thanh đồng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.