Lancet - vũ khí cảm tử lưu động đáng sợ

Vũ khí cảm tử lưu động đang được đánh giá là những loại vũ khí chính xác, hiệu quả, và hứa hẹn nhất, sẽ cách mạng hóa phương thức tiến hành chiến tranh tại các khu vực đầy biến động của thế giới.

Vũ khí cảm tử lưu động lên ngôi

Vũ khí cảm tử lưu động (loitering munition - LM) hay các máy bay không người lái tự sát (suicide/kamikaze drone) là những hệ thống vũ khí bay lảng vảng để tìm kiếm mục tiêu và tấn công khi mục tiêu được định vị. LM có những ưu điểm về tính năng kỹ-chiến thuật và tác chiến, đơn giản trong sản xuất và vận hành, tăng khả năng sống sót trong chiến đấu cũng như khả năng tiêu diệt mục tiêu. Nó cũng cho phép nhắm mục tiêu có chọn lọc hơn và nhiệm vụ tấn công thực tế có thể bị hủy bỏ, cách mạng hóa phương thức tiến hành chiến tranh tại các khu vực đầy biến động của thế giới.

Lancet - vũ khí cảm tử lưu động đáng sợ

Lancet được trang bị một động cơ điện nối với cánh quạt đẩy ở đuôi và bộ phận quang điện tử ở mũi; Nguồn: topwar.ru

LM có thể đơn giản như một máy bay không người lái (UAV) và thậm chí có thể được chế tạo từ các máy bay không người lái thương mại, với vũ khí kèm theo, được phái đi làm nhiệm vụ cảm tử, lưu lại trên không trong một khoảng thời gian dài trước khi tấn công, giúp đơn giản hóa công tác trinh sát và tấn công. Nó cho phép kịp thời tấn công các mục tiêu bị che giấu trong thời gian ngắn mà không phải sử dụng các vũ khí đắt tiền (như tên lửa, pháo tự hành dùng đạn thông minh…).

Chi phí thấp tạo ra một lợi thế đặc trưng khác là giúp đơn giản hóa việc tổ chức các cuộc tập kích quy mô lớn nhằm làm quá tải hệ thống phòng không của đối phương. Các LM được chế tạo phức tạp hơn về khả năng bay và điều khiển, kích thước và thiết kế đầu đạn, các cảm biến trên thân... Một số LM có thể quay trở về và được nhà vận hành thu hồi nếu chúng không được sử dụng trong cuộc tấn công và còn đủ nhiên liệu.

LM xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1980, được sử dụng với vai trò Ngăn chặn Phòng không Đối phương (Suppression of Enemy Air Defenses - SEAD) chống lại tên lửa đất đối không (SAM), và được quân đội một số nước đưa vào trang bị trong những năm 1990. Bắt đầu từ những năm 2000, LM đã được phát triển và có kết cấu phù hợp để đeo trong ba lô cho các nhiệm vụ bổ sung, từ các cuộc tấn công tầm xa và hỗ trợ hỏa lực cho đến các hệ thống chiến trường tầm ngắn, chiến thuật.

Lancet - vũ khí cảm tử lưu động đáng gờm của Nga

Trong thực tế, người Anh là những người đầu tiên có ý tưởng về loại vũ khí LM, nhưng hiện nay Nga, Israel và Mỹ đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Cách đây không lâu, công ty Zala Aero thuộc Tập đoàn Kalashnikov (Nga) đã trình làng loại vũ khí cảm tử UAV “Lancet” (“Ланцет”) đầu tiên - một phương tiện bay không người lái có khả năng trinh sát và tấn công mục tiêu được chỉ định, có khả năng thay đổi hoàn toàn các hoạt động chiến đấu trong tương lai gần.

Sản phẩm mới của công ty Zala Aero lần đầu tiên được trình diễn tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật Army-2019. Mỗi tổ hợp bao gồm một bảng điều khiển cung cấp khả năng tiếp nhận và xử lý dữ liệu, cũng như truyền các lệnh tới vũ khí cảm tử. Lancet được chế tạo theo sơ đồ song trục dọc với hai tổ hợp cánh hình chữ X, được sử dụng để giảm kích thước của mặt phẳng chịu lực trong khi vẫn duy trì lực nâng cần thiết; đồng thời, có thể tăng độ cứng của kết cấu và tăng tốc độ bay.

Theo quy luật, các hệ thống LM nổi tiếng nhất của Israel được chế tạo theo sơ đồ máy bay cổ điển có một nhược điểm cơ bản: LM cơ động tốt dọc theo một trục và không cơ động dọc theo trục kia - điều làm giảm hiệu quả của một cuộc tấn công vào mục tiêu đang di động. Sơ đồ cánh hình chữ X gắn chặt các bề mặt khí động học, đặc trưng cho tên lửa, khắc phục tốt yếu điểm này. Lancet được thiết kế với bộ phận quang điện tử ở mũi và động cơ điện nối với cánh quạt đẩy ở đuôi; sử dụng rộng rãi nhựa và vật liệu tổng hợp.

Lancet - vũ khí cảm tử lưu động đáng sợ

Khác với các mẫu nước ngoài, Lancet sử dụng 2 tổ hợp cánh hình chữ X; Nguồn: topwar.ru

Khối thiết bị quang có kênh truyền tín hiệu đến bàn điều khiển của người vận hành, không mất liên lạc video với người điều khiển cho đến khi nó tiếp xúc trực tiếp với mục tiêu. UAV này còn được trang bị hệ thống định vị riêng có khả năng xác định tọa độ từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau. Chuyến bay và mục tiêu có thể được thực hiện dưới sự kiểm soát của người điều khiển và độc lập, hoặc kết hợp cả hai. Các chuyên gia sẽ theo dõi nó từ mặt đất qua hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS của Nga hoặc hệ thống chỉ huy-điều khiển riêng.

Các mẫu “Lancet-1” và “Lancet-3” được thống nhất về khung thân và các bộ phận của hệ thống bên trong, được phóng bằng máy phóng, có khả năng đạt tốc độ 80-130 km/h. Theo nhà sản xuất, chúng không cần cơ sở vận hành bổ sung trên mặt đất mà có thể tự định vị, liên lạc, tấn công mục tiêu trong bán kính 40 km. Khi UAV bay lên độ cao 5 km, nó có thể tắt động cơ chính nhưng vẫn tiếp tục bay lượn, bắt chước hành vi của các loài chim, làm nhiệm vụ thêm 3 km ở độ cao thấp hơn. Sau đó, UAV tái khởi động động cơ và lại bay lên độ cao 5 km. Với những tính năng độc đáo đó đó, phạm vi quan sát của UAV được tăng lên đến 1.000 km, vượt xa các đồng nhiệm.

Lancet-1 có trọng lượng cất cánh 5 kg, được trang bị đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1 kg, Lancet-3 nặng 12 kg, mang đầu đạn 3 kg, và đều sử dụng ngòi nổ tiếp xúc. Về uy lực, đầu đạn của hai LM này tương đương với đạn pháo cỡ trung bình. Nếu thế hệ trước của Lancet - “Kub” (“Куб”) tấn công mục tiêu theo các tọa độ cụ thể, giống như hầu hết các UAV nước ngoài, Lancet không cần bất kỳ định vị vệ tinh nào và độ chính xác của cú đánh đáng kinh ngạc. Điều làm nên sự đặc biệt là trong trường hợp mất liên lạc với trung tâm điều khiển, Lancet sẽ chuyển sang chế độ tự động xác định mục tiêu và tấn công. Vì vậy, ngay cả khi bị đối phương gây nhiễu, Lancet vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ.

LM có thể được tung lên không trung cả từ mặt đất và từ tàu sân bay trên biển, cả tàu thuyền. Kiến trúc sư trưởng Alexander Zakharov của Lancet gọi các UAV này là các máy “khai khí” (“воздушноe минированиe”) là hệ thống đầu tiên trên thế giới được thiết kế để chống lại UAV, có khả năng “quần thảo” trên không trung trong hàng chục giờ và có khả năng bắn hạ các UAV di chuyển với tốc độ dưới 300 km/h.

Lancet - vũ khí cảm tử lưu động đáng sợ

Thiết kế của Lancet giúp nó có nhiều tính năng và ưu thế so với các mẫu của nước ngoài; Nguồn: topwar.ru

Theo vị Kiến trúc sư trưởng, hệ thống “khai khí” này đang được thử nghiệm, nhằm kiểm nghiệm độ chính xác và khả năng chiến đấu của Lancet trong điều kiện thực chiến đối phó với mục tiêu tĩnh và động; vào thời điểm hiện tại, nó đã hạ gục 100% mục tiêu. Theo Zvezda TV, chỉ tính từ năm 2020 đến nay, cả quân đội Nga và Syria dùng Lancet tiến hành hàng chục cuộc tấn công chính xác cao vào các nhóm khủng bố tại Đông Bắc Syria.

Tính năng chính mà các nhà thiết kế đang nghiên cứu để cải thiện là khả năng tàng hình, bao gồm cả “tàng hình âm thanh”, và ở đây nhờ sử dụng động cơ điện, Lancet không có đối thủ. Ngoài ra, động cơ điện đáng tin cậy hơn, nhẹ hơn, nhỏ gọn hơn và rẻ hơn. Người ta tin rằng các hệ thống phòng không bằng laser có thể đốt cháy vật liệu sẽ thể hiện hiệu quả cao trong cuộc chiến chống lại máy bay không người lái. Zala Aero đã phát triển các phương pháp mới bảo vệ Lancet trước những mối đe dọa như vậy - tích hợp tính năng bảo vệ chống tia laser, nhưng không tiết lộ chi tiết.

Trong vài năm qua, trong lĩnh vực trinh sát và tấn công, các UAV đã có những tiến bộ vượt bậc, và một cuộc hiện đại hóa lớn và quan trọng đối với máy bay không người lái của các lực lượng vũ trang Nga được mong đợi diễn ra trong tương lai gần. Các mô hình LM đầy hứa hẹn sẽ cho phép các lực lượng Không quân - Vũ trụ và các cấu trúc khác có được những khả năng mới về cơ bản và tăng tiềm năng của chúng, sẽ có thể thu hẹp khoảng cách với các cường quốc khác. Tuy nhiên, việc đó cần nhiều thời gian, công sức và kinh phí./.

Theo VOV

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.