Làng Việt Kiều Hà Tĩnh sau 60 năm hồi hương

(Baohatinh.vn) - Vượt qua những ngày khoai sắn, cùng cả nước đánh giặc giữ nước, con cháu và bà con Việt Kiều hồi hương cách đây 60 năm sinh sống tại xã Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã ngày càng khấm khá.

Cách đây 60 năm, theo tiếng gọi của Bác Hồ, hàng chục việt kiều Thái Lan trở về Việt Nam, xung phong lên vùng Truông Bát, xã Hà Linh, (Hương Khê) khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới.

Làng Việt Kiều Hà Tĩnh sau 60 năm hồi hương

Ông Nguyễn Văn Mục “khoe” lại Huân chương Kháng chiến do Chủ tịch nước ký tặng.

Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, theo thỏa thuận giữa Hội Chữ thập đỏ Thái Lan và Việt Nam, gần 70 nghìn kiều bào tại Thái Lan tình nguyện trở về quê hương.

Cách đây tròn 60 năm, ngày 10/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tận cảng Hải Phòng đón chuyến tàu biển đầu tiên đưa 922 kiều bào từ Thái Lan trở về nước trên con tàu mang tên Anh Phúc. Tiếp đó, trong thời gian từ năm 1960 đến 1964, đã có hàng chục chuyến tàu khác đưa hàng vạn bà con ở Thái Lan, Tân Đảo, Tân thế giới trở về quê hương.

Trên những chuyến tàu này, có nhiều Việt kiều đã lựa chọn mảnh đất Hà Tĩnh để lập nghiệp, xây dựng kinh tế. Làng Tân Kiều thuộc xã Hương Hà, huyện Hương Khê thuở ấy (1960) có gần 20 hộ gia đình là Việt Kiều trở về từ Thái Lan. Ngày nay, con cháu họ sinh sôi nảy nở đến hàng chục hộ, chủ yếu sống ven Quốc lộ 15A, thôn 10, xã Hà Linh, Hương Khê.

Ông Nguyễn Văn Mục (79 tuổi), thôn 10 xã Hà Linh dù đã cao tuổi vẫn nhớ rõ chuyện của gần 60 năm trước. Ông kể: Năm 1963, gia đình tôi cùng hàng trăm Việt Kiều khác từ Thái Lan trở về Việt Nam bằng tàu thủy đến cảng Hải Phòng. Quê hương tôi ở Thừa Thiên Huế, nhưng khi đó nước ta đang bị chia cắt 2 miền. Yêu nước và tin tưởng Bác Hồ nên cha mẹ chúng tôi mong muốn được lập nghiệp ở Miền Bắc và sẵn sàng đến vùng khó khăn khai hoang, lập nghiệp. Sau đó, chúng tôi được hỗ trợ về Hà Tĩnh, cùng với khoảng gần 20 gia đình khác lập nên làng Tân Kiều, nay thuộc thôn 10, xã Hà Linh.

“Khi đó, cha tôi là cụ Nguyễn Văn Nuôi may mắn được ra Hà Nội gặp mặt Bác Hồ, tôi nhớ cha kể, Bác căn dặn cụ về giáo dục con cháu phát huy truyền thống yêu nước, chia sẻ sẻ khó khăn cùng cả nước giành độc lập. Nghe lời Bác, cả làng cùng góp gạo, góp tài sản ủng hộ Nhà nước, tham gia kháng chiến chống giặc. Nhiều người trong làng, trong đó có cả cha tôi và tôi đều được nhận Huân chương Kháng chiến của Chủ tịch nước”.

Làng Việt Kiều Hà Tĩnh sau 60 năm hồi hương

Rừng keo, vườn cây ăn quả của ông Mục được giao lại cho con cháu để tiếp tục phát triển kinh tế.

Đến ngày hòa bình, làng Tân Kiều lại nỗ lực khai khẩn đất hoang, trồng nhiều khoai, sắn, sau này thì mở mang đất đai, trồng rừng, trồng cây ăn quả… Năm 1994 ông Mục nhận chăm sóc 15 ha rừng thông, và 2 ha đồi trọc để trồng rừng. Sau đó, gia đình ông còn nhận trồng thêm khoảng 7 ha rừng, chủ yếu là cây keo chàm. Trong vườn được ông bố trí trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, bưởi Phúc Trạch… Thu nhập có năm lên đến hàng trăm triệu đồng, nhờ đó mà ông đầu tư xây dựng được căn nhà 2 tầng khang trang giữa đại ngàn. Hiện, tuổi đã cao, ông Mục giao lại toàn bộ cơ ngơi cho các con, tiếp tục mở rộng sản xuất, xây dựng quê hương.

Làng Việt Kiều Hà Tĩnh sau 60 năm hồi hương

Bà Hoàng Thị Đương (bên trái) và bà Hoàng Thị Lan kể lại chuyện hồi hương, lập nghiệp.

Một trong những người cao tuổi nhất ở làng Tân Kiều là bà Hoàng Thị Đương (95 tuổi), người gốc Thái Lan, lấy chồng người Việt Nam. Năm 1960, bà theo chồng và 4 đứa con về sống tại làng Tân Kiều. Trò chuyện với chúng tôi còn có bà Hoàng Thị Lan (con gái bà Đương, 76 tuổi). Theo trí nhớ của 2 bà, năm 1964, cả gia đình về làng Tân Kiều xây dựng khu kinh tế mới. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ai nấy đều háo hức, ra sức lao động.

Bà Lan nói: “Người Việt kiều Thái Lan về Hà Tĩnh đông lắm, sinh sống ở nhiều vùng khác nhau, giờ kinh tế ai cũng khấm khá rồi. Hàng năm dịp đầu năm hoặc có những ngày lễ quan trọng, chúng tôi vẫn tổ chức gặp mặt, ôn lại chuyện ngày xưa và cùng nhau nhảy điệu lăm vông (một điệu nhảy của người Thái)".

Làng Việt Kiều Hà Tĩnh sau 60 năm hồi hương

Anh Lê Viết Hợi xây dựng trang trại, trồng rừng hiệu quả, thu nhập hàng năm đạt trên 400 triệu đồng.

Phát huy truyền thống và lợi thế của địa phương, con cháu của những Việt kiều ngày ấy ở làng Tân Kiều hiện nay phần lớn có kinh tế khá giả. Nổi bật có anh Lê Viết Hợi (38 tuổi) - người có cả ông bà nội và ông bà ngoại cùng là Việt kiều Thái Lan hồi hương những năm 1960. Hiện tại, anh Hợi có 10 ha rừng keo, hơn 5 ha cây ăn quả như cam, bưởi Phúc Trạch, mít thái… thu nhập bình quân mỗi năm đạt khoảng 400 triệu đồng.

Bí thư thôn 10, xã Hà Linh Trần Văn Phượng cho biết: Thôn 10 có 174 hộ dân thì có khoảng 30 hộ là người Việt Kiều cùng con em họ sinh sống. Thời gian qua, không chỉ hăng say làm kinh tế mà họ còn nhiều đóng góp trong công cuộc phát triển làng xã, phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương. Nhờ đó, vừa qua, thôn 10 Tân Kiều vinh dự đón nhận danh hiệu làng văn hóa giai đoạn 2017-2019.

Chủ đề PHÓNG SỰ - KÝ SỰ

Đọc thêm

Top 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín tốt nhất hiện nay

Top 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín tốt nhất hiện nay

Với sự phát triển của ngành du lịch như hiện nay, việc Đà Nẵng có nhiều công ty du lịch là điều không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và chất lượng. Để góp phần giúp cho chuyến du lịch trở nên thành công, du khách hãy cân nhắc đến một trong 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín nhất dưới đây.
Giá vé Cổng trời Đông Giang khuyến mãi mới nhất

Giá vé Cổng trời Đông Giang khuyến mãi mới nhất

Giá vé Cổng trời năm 2025 vẫn chưa có sự thay đổi nhiều so với năm ngoái. Thậm chí, khu du lịch còn có rất nhiều ưu đãi khuyến mãi dành cho khách du lịch đặt vé trên trang chủ khu du lịch trên website https://congtroidongiang.vn/. Mức giá vé cụ thể sẽ được cập nhật cụ thể ở bài viết dưới đây.
Đá Bạc Eco thu hút đông đảo du khách gần xa

Đá Bạc Eco thu hút đông đảo du khách gần xa

Sắc hoa mùa xuân đang ngập tràn, khung cảnh lãng mạn đầy chất thơ, Khu du lịch Đá Bạc Eco ở xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.
Danh thắng chùa Hang khai hội xuân Ất Tỵ

Danh thắng chùa Hang khai hội xuân Ất Tỵ

Lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025 tại chùa Hang (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh) cầu cho quốc thái dân an và là dịp tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.
Du khách nô nức khai hội chùa Hương ở Hà Tĩnh

Du khách nô nức khai hội chùa Hương ở Hà Tĩnh

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã đánh hồi trống khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh, giúp kích cầu, phát triển du lịch.
Khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025

Khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025

Lễ khai hội chùa Hương Tích nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế của khu di tích danh thắng quốc gia đến với bạn bè, du khách trong nước, quốc tế và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống văn hóa, con người quê hương Hà Tĩnh.
Sẵn sàng khai hội chùa Hương Tích

Sẵn sàng khai hội chùa Hương Tích

Lễ hội chùa Hương Tích 2025 chính thức khai hội vào ngày 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Đầu xuân trẩy hội chùa Hương Tích

Đầu xuân trẩy hội chùa Hương Tích

Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Thành Sen lung linh đón Tết

Thành Sen lung linh đón Tết

Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước và quê hương đổi mới, các con đường, góc phố của TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ, hoa và ngập tràn ánh sáng chào đón Xuân Ất Tỵ 2025
Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Hương Khê

Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Hương Khê

Với định hướng phát triển du lịch bền vững, Hương Khê (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu trở thành điểm đến yêu thích của du khách, góp phần nâng cao đời sống người dân và bảo tồn nét đẹp văn hóa miền sơn cước.