Số liệu từ Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, bình quân mỗi năm, lao động Hà Tĩnh làm việc ở nước ngoài gửi về nước một lượng ngoại tệ tương đương 4.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo lời kể của các lao động Hà Tĩnh ở Qatar, World Cup dường như “thổi” một bầu không khí sôi động đến với quốc gia vùng vịnh nhỏ bé này. Sắc màu bóng đá được nhìn thấy khắp mọi nơi với nhiều dịch vụ miễn phí nhằm hỗ trợ tối đa người dân, khách du lịch.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ngày 28/10 thông báo sẽ thành lập một tổ chức vào tháng tới để cung cấp hỗ trợ toàn diện cho người lao động nước ngoài tại Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường sống và làm việc của họ.
Các thực tập sinh quê Hà Tĩnh làm việc tại nhà máy đóng tàu Ariake, Nhật Bản chia sẻ, trong thời gian cách ly tránh dịch đã được lãnh đạo công ty quan tâm, bố trí chỗ ăn ở tiện nghi.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy tàu cá ở Hàn Quốc có liên quan đến lao động Hà Tĩnh, sáng 5/3, Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đã liên hệ với các đơn vị liên quan để thúc đẩy tìm kiếm lao động mất tích, kịp thời hỗ trợ giải quyết vụ việc.
Hà Tĩnh có trên 5.000 lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài. 99% lao động Hà Tĩnh đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc đã giải trình thực trạng này tại Kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh khóa XVII.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Cương Gián (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) cho biết: Hai lao động của xã đang làm việc tại Hàn Quốc vừa bị tử vong do tai nạn giao thông.
Nhiều năm nay, Bộ LĐ-TB&XH đã cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Hà Tĩnh và nhiều tỉnh thành được ký kết hợp tác với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan… đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài. Tuy vậy, tình trạng lao động “chui” (lao động không theo hợp đồng) vẫn diễn ra ngày càng nhiều với số tiền bỏ ra cho các chủ môi giới không ít? Vì sao vậy?
Ai cũng quan niệm rằng thà cắn răng chịu đựng đi vượt biên khổ sở một chút, rồi cuộc sống sẽ sang trang. Thế nhưng, thực tế thì thường nghiệt ngã, có khi là tàn khốc.
Trong khi chưa có phát ngôn nào chính thức về xác định danh tính, quốc tịch của các nạn nhân trong số 39 người tử vong trong xe container ở Anh, thì tại Hà Tĩnh, không khí đau buồn đã bao trùm nhiều ngôi nhà có thành viên sang Anh trùng thời điểm. Họ nghi ngờ rằng, người thân đã nằm trong danh sách những người xấu số...
Lao động Hà Tĩnh vốn được biết đến với tinh thần cần cù, với sự thông minh sáng tạo. Thế nhưng vì sao trong một số chương trình hợp tác lao động, hay trong quan điểm tuyển dụng của một số doanh nghiệp, lao động Hà Tĩnh thường bị từ chối.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 5/2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 10 lao động tử vong khi đang lao động ở nước ngoài. Đa số gia đình của nạn nhân đều rơi vào bế tắc, không có tiền đưa thi thể về nước.
Việc Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) ngày 11/9 thông báo tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý khóa 8 năm 2019 với số lượng 240 người tiếp tục mở thêm cơ hội cho lao động Hà Tĩnh.
Mỗi năm, Hà Tĩnh có khoảng hơn 40 ngàn người di cư, kéo theo đó là việc "chảy máu" nguồn lao động, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ở một số địa phương và đời sống tinh thần của không ít người dân.
Liên tục trong 3 ngày (30/8 đến 1/9), 2 lao động cùng ở xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) gặp tai nạn, tử vong khi đang lao động ở nước ngoài. Những ngôi nhà chìm trong tang thương, gia đình phải "cắm" sổ đỏ, vay tiền đưa thi thể thân nhân về nước.
Sau khi Báo Hà Tĩnh có bài viết “Lời thỉnh cầu của nữ lao động Hà Tĩnh tại Ả-rập Xê-út” đăng ngày 8/8/2019, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp liên quan giải trình nội dung vụ việc.
Tin lời quảng cáo sẽ được đổi đời khi sang Ả-rập Xê-út làm việc, chị Nguyễn Thị Phương (SN 1990, ở xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh) vội vàng làm các thủ tục xuất ngoại. Thế nhưng, giấc mơ thoát nghèo của chị đã sớm vỡ mộng ở miền đất hứa...
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký kết thỏa thuận hợp tác lao động thời vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với thành phố Pochoen, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc). Mức lương thấp nhất người lao động được nhận hơn 36 triệu đồng/tháng.
Thực hiện hiệu quả các hình thức vận động, kêu gọi nhiều lao động vi phạm về nước, tháng 5/2019, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã thoát khỏi danh sách các địa phương bị dừng tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Do hoàn cảnh khó khăn, nhiều lao động Hà Tĩnh đã sang Angola lao động “chui” với tham vọng đổi đời. Thế nhưng, đã có không ít lao động phải bỏ mạng nơi xứ người do bị cướp sát hại, hoặc bệnh tật, tai nạn giao thông…
Hàng năm, số tiền từ lao động nước ngoài gửi về xã Cương Gián (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) lên đến trên 400 tỷ đồng. Song, ít ai biết bên cạnh những lợi ích về kinh tế, nhiều hệ lụy xấu đã xảy ra tại địa phương dẫn đầu cả nước về số người xuất khẩu lao động (XKLĐ) này.
Trưa 24/3, căn nhà nhỏ của anh Trần Văn Nhật (32 tuổi, trú thôn Chùa, xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nhiều người ra vào. Từ khi nhận tin anh Nhật tử vong trong vụ tai nạn ở Thái Lan, ai cũng hốt hoảng, đau buồn. Họ không ai bảo ai, mỗi người một việc, xếp bàn ghế, che rạp… để lo hậu sự, chờ đón thi thể anh Nhật về mai táng.
Chị Nguyễn Thị Thu (SN 1990), thôn Dư Nại, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) mặc dù đang mang bầu nhưng phải gắng gượng sang Thái Lan, lam lũ kiếm tiền cùng người chồng mong ước xây lại ngôi nhà nhỏ. Thế nhưng, dự định chưa thành thì chị đã phải ra đi sau một tai nạn thảm khốc tại Thái Lan vào trưa 23/3..
Theo Bộ Y tế, so với cùng kỳ năm ngoái, đầu năm 2017, cả nước ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh ho gà, tập trung chủ yếu tại một số tỉnh khu vực phía Bắc, đặc biệt đã có trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi nhập viện do ho gà đã biến chứng.