Lễ hội Văn Miếu chính thức tổ chức từ ngày 14/2 âm lịch

(Baohatinh.vn) - Lễ hội Văn Miếu (TP Hà Tĩnh) năm 2024 sẽ diễn ra từ 23 - 25/3 (nhằm ngày 14 - 16/2 âm lịch) với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc.

Lễ hội Văn Miếu chính thức tổ chức từ ngày 14/2 âm lịch

Nhiều trò chơi dân gian sẽ được tổ chức tại Lễ hội Văn Miếu năm 2024.

UBND thành phố Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn Miếu năm 2024. Theo đó, lễ hội sẽ được trong 3 ngày, từ 23 - 25/3 (nhằm ngày 14 - 16/2 âm lịch) tại khuôn viên khu di tích Văn Miếu Hà Tĩnh (phường Thạch Linh).

Lễ hội gồm phần lễ và hội, trong đó phần lễ có các nội dung: lễ rước cổ tế, lễ tế tiên hiền, chư thần, danh nhân; lễ tế của các phường xã (trừ phường Thạch Linh) và các dòng họ có các vị Đại khoa được khắc tên vào văn bia; lễ cầu linh ứng vào văn phòng tứ bảo...; phần hội sẽ được tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi phong phú như: hội sách; hội thi viết chữ đẹp; hội thư pháp ngày xuân; thầy đồ cho chữ; các trò chơi dân gian (kéo co, cờ thẻ...); hội chợ ẩm thực...

Theo đó, các hoạt động, không gian lễ hội được tổ chức thành 2 khu vực chính, phía trước Văn Miếu là khu vực tổ chức phố đi bộ, tham quan sản phẩm OCOP và dịch vụ ẩm thực; khuôn viên Văn Miếu là khu vực chính của lễ hội (được chia thàng 4 cấp), nơi tổ chức các nghi thức rước cổ tế, lễ tế và tổ chức trò chơi dân gian và các hoạt động của lễ hội.

Đây là lễ hội được tổ chức hằng năm nhằm khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo không gian sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng; đề cao, tôn vinh Đạo học. Lễ hội cũng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích cho Nhân dân; tạo sự chuyển biến sâu sắc của các cấp, các ngành và toàn xã hội về lợi ích, vai trò của văn hóa, thể thao truyền thống trong việc nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe, trí tuệ cho Nhân dân; góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Văn Miếu Hà Tĩnh được dựng từ năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) ở làng Hoàn, xã Đông Lỗ (nay là phường Thạch Linh), là nơi thờ phụng đức Khổng Tử, nhà giáo Chu Văn An (1292 - 1370), Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 1791), Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789), La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820).

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.