Ngày 2/4, dưới trời mưa nặng hạt, hàng trăm người dân và du khách đã tham dự lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tại đình làng An Hải, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Thực hiện nghi lễ tế cổ truyền.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một hoạt động ý nghĩa không chỉ góp phần khẳng định quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân, tưởng nhớ đến những hùng binh Hoàng Sa năm xưa đã vâng lệnh triều đình ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để tuân thủ, khai thác sản vật, cắm mốc khẳng định chủ quyền biển đảo.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức với 2 nội dung chính: Lễ tế cổ truyền và lễ đua thuyền Tứ linh (Lân, Long, Qui, Phụng). Sau phần chủ lễ đọc sớ, lần lượt các dòng, tộc trên địa bàn xã An Hải có người thân ra sa trường năm xưa đã thực hiện nghi lễ cúng tế, rước các hình nhân (hình nộm) thế mạng và mô hình thuyền để thả trôi ra biển (hạ thủy).
Đưa mô hình thuyền và hình nhân thế mạng để thả trôi ra biển - nghi lễ quan trọng trong buổi lễ.
Riêng phần lễ đua thuyền Tứ Linh có sự tham gia của gần 100 vận động viên, chia làm 4 đội. Các đội đua thuyền trong khoảng chiều dài 800 m dọc bờ biển, mỗi thuyền phải hoàn thành 4 vòng đua để phân định đội về đích trước.
Hàng trăm người dân và du khách đội mưa chứng kiến lễ đua thuyền.
Cách đây 3- 4 thế kỷ, hàng năm các chúa Nguyễn đều tuyển chọn 70 dân đinh giỏi nghề đi biển ở các phường An Vĩnh và An Hải thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vượt biển đến Hoàng Sa để khai thác hải vật quý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Khoảng vào cuối thế kỷ XVI, hải đội Hoàng Sa được thành lập và được củng cố thành thủy quân Hoàng Sa. Hàng vạn thủy quân đã vượt qua bão tố, sóng gầm để đo đạc thuỷ trình, cắm cột mốc dựng bia chủ quyền lãnh thổ, khai thác hải vật và tài nguyên biển đảo.
Với chất lượng tuyển chọn cao, những thanh niên Hà Tĩnh đang thực hiện khát vọng và trách nhiệm với quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ, làm tròn trách nhiệm của công dân với Tổ quốc.
Tiếp bước cha anh, 1.568 người con ưu tú trên quê hương Hà Tĩnh đã nô nức lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hành trang của những người lính trẻ mang theo là hình bóng quê hương thân yêu, những lời hứa danh dự với người ở lại, dòng máu cách mạng luôn sục sôi, sức trẻ đầy khát khao cống hiến và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng…
Các huyện, thành phố, thị xã ở Hà Tĩnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giao quân năm 2025 cho các đơn vị nhận quân đảm bảo đủ chỉ tiêu, chất lượng, nhanh gọn và an toàn tuyệt đối.
Trong không khí trang trọng, các tân binh Hà Tĩnh bịn rịn chia tay gia đình, người thân, nhưng ánh mắt rạng ngời quyết tâm. Những cái ôm chặt, những lời dặn dò đầy yêu thương tiếp thêm động lực để họ vững bước lên đường, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.
Sáng 14/2, 1.568 tân binh Hà Tĩnh lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự và công an. Lễ giao nhận quân diễn ra tại 12 điểm, trang trọng, an toàn, đúng quy định. Các tân binh đều háo hức, quyết tâm cống hiến, bảo vệ Tổ quốc.
Hòa chung trong không khí “Ngày hội tòng quân” của cả nước, sáng nay (14/2), 1.568 người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân.
Với tinh thần nhiệt huyết, 1.568 thanh niên Hà Tĩnh đã sẵn sàng lên đường nhập ngũ, mang theo khát khao rèn luyện, cống hiến cho Tổ quốc, tiếp nối truyền thống hào hùng quê hương.
Hà Tĩnh được Chính phủ đánh giá là 1 trong 15 tỉnh có cách làm hay về triển khai, thực hiện; xếp thứ 3 toàn quốc về tỷ lệ tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên tổng số dân thường trú.
Ban Chỉ đạo 138 Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết có hiệu quả các vấn đề phức tạp về ANTT.
Khát khao được rèn luyện, cống hiến trong môi trường quân đội nên dù đã có công việc ổn định nhưng Trịnh Khánh Hòa (SN 1999, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tình nguyện lên đường nhập ngũ.
Khi biết bản thân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, anh Chu Hoài Nam (SN 2001, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã gác lại công việc với mức lương 15-16 triệu đồng/tháng để về quê chuẩn bị nhập ngũ.
Lễ giao nhận quân năm 2025 đã cận kề, các địa phương Hà Tĩnh đang gấp rút chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về mọi mặt để “ngày hội tòng quân” diễn ra trang trọng, ý nghĩa, an toàn.
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh cùng các lực lượng chức năng khác đang vào cuộc trách nhiệm, hiệu quả để bảo vệ chủ quyền biển đảo, thực thi pháp luật và hỗ trợ ngư dân vươn khơi.
Từ ngày 13-15/2, thanh niên cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Quá trình khám sức khỏe được thực hiện chặt chẽ giúp hạn chế việc bù đổi, loại trả công dân không đủ tiêu chuẩn.
Mang theo hành trang là nhiệt huyết tuổi trẻ, tinh thần cống hiến cho Tổ quốc, 268 công dân ở Hà Tĩnh sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân.
Theo nghị định mới, từ 23/3, tăng mức phụ cấp chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ, phụ cấp hằng tháng với thôn đội trưởng, trợ cấp ngày công lao động với dân quân biển.
Nghị định số 16/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.
Tiếp bước cha anh, thanh niên các địa phương Hà Tĩnh nguyện phấn đấu rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương.