Lễ Vu Lan mùa dịch gọn nhẹ, thành tâm của người Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong tâm thức của người Việt nói chung, người Hà Tĩnh nói riêng, Vu Lan là một ngày lễ quan trọng, là dịp để con cháu báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân Hà Tĩnh đã chọn cách đón ngày này với những nghi lễ gọn nhẹ mà vẫn thành tâm.

Lễ Vu Lan - Rằm tháng Bảy hằng năm là dịp vợ chồng bà Phan Thị Hường (phường Thạch Quý - TP Hà Tĩnh) đón các con cháu nội ngoại về thăm. Các thành viên sẽ cùng nhau nấu nướng, sửa soạn mâm cỗ dâng cúng ông bà, tổ tiên.

Lễ Vu Lan mùa dịch gọn nhẹ, thành tâm của người Hà Tĩnh

Lê Vu Lan năm nay, gia đình bà Hường không làm cỗ mặn như mọi năm.

“Mâm cúng thường được bày biện bằng những vật phẩm mà các thành viên mang về như một sự bày tỏ lòng tưởng nhớ, thành kính của con cháu với những người đã khuất” - bà Hường cho biết.

Sau phần lễ cúng hoàn tất, khi cả gia đình quây quần bên mâm cơm đoàn viên cũng là lúc ông bà được các cháu tặng những món quà nhỏ, nhận những lời chúc sức khỏe, an lành.

Thế nhưng, năm nay dịch bệnh, ông bà không tổ chức tiệc mặn mà chỉ thắp hương gọn nhẹ, đơn giản với hoa quả, bánh trái. “Các con cháu tuy không về thăm bố mẹ nhưng đều gọi điện hỏi thăm, dặn dò bố mẹ giữ gìn sức khỏe, an toàn trong thời kỳ dịch bệnh. Như vậy là chúng tôi cũng đã thấy ấm lòng rồi!” - bà Hường chia sẻ.

Lễ Vu Lan mùa dịch gọn nhẹ, thành tâm của người Hà Tĩnh

Dù không bày biện mâm cao cỗ đầy nhưng các gia đình luôn hướng về ông bà, tổ tiên với lòng thành kính.

Dịch bệnh cũng khiến cho những người con xa quê chạnh lòng thương nhớ mẹ cha trong mùa hiếu hạnh. Chị Mai Thị Quế (trú tại xã Hương Long - huyện Hương Khê) có quê gốc ở thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà), mấy chục năm làm dâu ở miền núi, chưa năm nào chị không về quê vào dịp Rằm tháng Bảy để thắp hương cho ông bà tổ tiên, cha mẹ và đón lễ Vu Lan bằng những bữa cơm sum họp cùng anh chị em, họ hàng.

Năm nay, dịch bệnh diễn biến quá phức tạp, các địa phương cũng đã triển khai nhiều chốt để kiểm soát người ra, vào địa bàn nên chị quyết định không về quê mà “bái vọng” ông bà, cha mẹ. Chị Quế cũng gọi điện về cho các anh chị em nhắc nhở mọi người giảm thiểu các nghi lễ cúng bái, không tập trung đông người để đảm bảo quy định phòng dịch.

Lễ Vu Lan mùa dịch gọn nhẹ, thành tâm của người Hà Tĩnh

Chị Quế gọi điện thăm hỏi sức khỏe, nhắc nhở các anh chị em thực hiện nghiêm quy định phòng dịch.

Chị Quế chia sẻ: “Phụ nữ lấy chồng xa chỉ mong ngày lễ tết để được về quê sum họp với gia đình, họ hàng. Hơn nữa, cha mẹ tôi mất đã lâu, lễ Vu Lan cũng muốn về thắp hương tưởng nhớ, nhưng để an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng thì tôi nghĩ ai ở đâu nên ở yên đấy”.

Ngày lễ Vu Lan, nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn thường có thói quen đi chùa thắp hương, làm lễ cầu siêu hoặc tham dự lễ “bông hồng cài áo” do các nhà chùa tổ chức. Tuy nhiên, năm nay, từ đầu tháng Bảy âm lịch, những hoạt động tâm linh quen thuộc đó đã được các nhà chùa, cơ sở thờ tự tôn giáo thông báo dừng.

Lễ Vu Lan mùa dịch gọn nhẹ, thành tâm của người Hà Tĩnh

Quang cảnh vắng lặng là điều hiếm thấy ở chùa Giai Lam dịp lễ Vu Lan - Rằm tháng Bảy.

Quang cảnh vắng lặng, thưa thớt bóng người là điều rất hiếm thấy ở chùa Giai Lam (xã Tân Lâm Hương - huyện Thạch Hà) vào mỗi dịp lễ Vu Lan. Thông thường các năm trước, mùa hiếu hạnh, lễ “bông hồng cài áo” của nhà chùa có hàng nghìn phật tử, người dân tham gia. Đây là dịp nhắc nhở mọi người về công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và tri ân những người có công với đất nước.

“Năm nay, nhà chùa không tổ chức lễ Vu Lan mà chỉ nhận sớ cầu siêu của người dân gửi lại chùa. Nhà chùa sẽ làm lễ tụng kinh, cầu siêu cho các nạn nhân tử vong do dịch bệnh COVID-19, cầu cho quốc thái dân an”, thầy Thích Tâm Nguyện - Trụ trì Chùa Giai Lam cho biết.

Lễ Vu Lan mùa dịch gọn nhẹ, thành tâm của người Hà Tĩnh

Một số người dân địa phương lên chùa thắp hương đều thực hiện nghiêm quy định phòng dịch.

Nhà chùa hạn chế hành lễ và người dân cũng đã nâng cao ý thức phòng dịch nên người lên chùa lác đác đều là công dân địa phương và tất cả đều thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách...

Vu Lan mùa dịch thiếu vắng những nghi lễ tâm linh, những cuộc đoàn viên sum vầy nhưng với sự thành tâm, người dân Hà Tĩnh vẫn hướng về tổ tiên, cha mẹ với lòng thành kính, hiếu nghĩa.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…