Ước mong ngày Rằm tháng Bảy bình yên

(Baohatinh.vn) - Những năm trước, khi gió lào khô rát thưa dần, nắng bớt phần gay gắt, các địa phương Hà Tĩnh lại rộn ràng chuẩn bị tổ chức lễ Vu Lan - Rằm tháng Bảy. Năm nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày rằm vì thế cũng đơn giản, gọn nhẹ hơn.

Ước mong ngày Rằm tháng Bảy bình yên

Làng quê Hà Tĩnh những năm 1990. (Ảnh tư liệu)

Gần đến ngày Rằm tháng Bảy âm lịch, người bạn của tôi đang công tác ở TP Hồ Chí Minh gọi điện thăm hỏi tình hình dịch bệnh ở quê nhà. Sau những lời động viên, nhắc nhở lẫn nhau, bạn nói: “Vậy là đã 2 Rằm tháng Bảy mình không được nghe tiếng trống họ, tham gia các lễ tế tổ và nhất là không được chứng kiến không khí ngày rằm ở quê…”. Lời của bạn khiến tôi nhớ về những Rằm tháng Bảy ở làng quê mình thuở xưa và ngày chưa có dịch COVID-19.

Trước năm 2000, như bao làng quê nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh, làng tôi vẫn còn nghèo, người dân chưa còn đi làm ăn xa quê nhiều như bây giờ. Lễ Rằm tháng Bảy là niềm háo hức mong đợi của nhiều người.

Ước mong ngày Rằm tháng Bảy bình yên

Lễ tế Rằm tháng Bảy tại nhà thờ dòng họ Hà Tĩnh những năm trước khi xẩy ra dịch COVID-19. Ảnh: tư liệu

Với người lớn, Rằm tháng Bảy là lúc từ phương xa đưa con, cháu về thăm quê cha đất tổ; là dịp được bày tỏ với tổ tiên, ông bà, mẹ cha lòng hiếu nghĩa bằng những lễ vật dâng tế. Các cụ cao niên được dịp ôn lại những bài văn, nhịp chiêng, nhịp trống của dòng họ mình. Phụ nữ hào hứng trổ tài nấu ăn, làm những mâm xôi tinh sạch nhất, ngon nhất tế tổ. Thanh niên, thiếu nhi phấn khởi, sôi nổi tham gia các lễ hội ngày rằm, như: bịt mắt bắt lợn, bắt vịt, tổ chức giải đá bóng, kéo co, đánh cờ người, xem chiếu phim màn ảnh rộng miễn phí…

Cho đến bây giờ, những người thuộc thế hệ 8X, 9X có lẽ vẫn còn lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về Rằm tháng Bảy thuở đó. Rằm tháng Bảy về sau, khi quê hương ngày càng đổi mới, no ấm và thịnh vượng, dẫu lễ hội đi kèm không còn nhiều nhưng vẫn còn đó nguyên vẹn sự thiêng liêng. Đó là khi con cháu các dòng họ ngày càng phương trưởng, có điều kiện đi làm ăn xa và nhiều người thành đạt.

Ước mong ngày Rằm tháng Bảy bình yên

Rằm tháng Bảy năm nay, nhiều dòng họ chỉ tổ chức dâng hương, tế lễ đơn giản để đảm bảo quy định phòng chống dịch. (Trong ảnh: Con cháu dòng họ Bùi ở thôn Ích Mỹ (Ích Hậu, Lộc Hà) sửa soạn lại nhà thờ chuẩn bị lễ tổ).

Lễ Rằm tháng Bảy là một sự trở về để gặp mặt người thân, dòng tộc, để báo hiếu tổ tiên bằng cách họp bàn xây dựng nhà thờ họ thêm khang trang, làm công tác khuyến học, động viên con cháu ngày càng tiến tới… Bởi vậy, ý nghĩa của lễ Rằm tháng Bảy như một mạch nguồn trong lành chảy suốt và nuôi dưỡng tinh thần đạo hiếu của nhiều thế hệ người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng.

Rằm tháng Bảy năm nay, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, nhiều người không thể trở về quê tế tổ. Các dòng họ ở Hà Tĩnh cũng cam kết chấp hành nghiêm không tổ chức tế lễ để đảm bảo an toàn cho con cháu, góp sức cùng cả hệ thống chính trị đẩy lùi dịch bệnh.

Ước mong ngày Rằm tháng Bảy bình yên

Mong dịch bệnh sớm bị đẩy lùi để năm sau các làng quê Hà Tĩnh lại rộn tiếng trống họ trong lễ Rằm tháng Bảy

Mặc dù đang giữa tâm dịch ở TP Hồ Chí Minh nhưng người bạn của tôi vẫn lạc quan: “Dù hiện giờ dịch bệnh đang phức tạp nhưng mình tin rằng, với cách làm của Chính phủ, chính quyền các cấp cùng sự đồng lòng, chung sức của toàn dân, dịch bệnh sẽ sớm bị đẩy lùi. Rằm tháng Bảy năm sau, mình sẽ cùng gia đình về quê, đến nhà thờ họ thắp hương tế tổ, để con mình biết được Rằm tháng Bảy ở Hà Tĩnh quê cha”.

Rằm tháng Bảy ý nghĩa và thiêng liêng khi mỗi người đều hướng về tri ân nguồn cội. Dẫu trong dịp này, để phòng, chống dịch COVID-19… mỗi chúng ta không thể về nhà thờ họ, gặp gỡ anh em dòng tộc, dâng lễ tế tổ, nhưng từ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” sẽ giúp chúng ta lắng tâm và sáng suốt. Sự cộng hưởng của tình yêu nguồn cội sẽ tạo ra sức mạnh đoàn kết và động lực để chúng ta chung sức đẩy lùi dịch bệnh và mong chờ một Rằm tháng Bảy an lành, ấm áp…

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.