Đến thời điểm này, Hà Tĩnh đã thu hoạch được khoảng 4.000 ha lúa xuân tại 9 địa phương. Một số địa phương có thu hoạch sớm như: Đức Thọ (gần 40% diện tích); TX Hồng Lĩnh (gần 10%); Lộc Hà (7%)…
Không như những cánh đồng lúa chín vàng khắp toàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), hàng chục ha lúa xuân của thôn Đồng Sơn - xã Mai Phụ vừa lép hạt vừa xạm đen...
Một số diện tích lúa xuất hiện các ổ rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ 3.000 - 5.000 con/m2. Dự báo, từ 22/4 trở đi, nguồn rầy này sẽ tăng nhanh về số lượng, gây “cháy” một số diện tích lúa xuân cuối vụ ở Hà Tĩnh.
Khoảng gần 1 tháng trước, sâu cuốn lá nhỏ đã “ghé thăm” lúa xuân ở Hà Tĩnh. Theo ngành chuyên môn, dù mức độ gây hại thấp nhưng sự xuất hiện sớm đã “tạo nguồn” cho sâu phát sinh gây hại, nhất là đối với lứa sâu “nở rộ” kể từ 15/4 trở đi…
Đúng lúc lúa xuân bước vào kỳ sinh trưởng quan trọng nhất - giai đoạn trổ bông thì thời tiết Hà Tĩnh cũng ghi nhận những ngày bất lợi cho cây lúa. Mưa dông diện rộng đang đẩy hàng chục nghìn ha vào vòng hiểm nguy trước sự tấn công của bệnh đạo ôn cổ bông.
Sáng 7/4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị trực tuyến về “Tăng cường biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ đông xuân 2020 ở các tỉnh, thành phố phía Bắc”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Trước tình hình dịch bệnh trên lúa xuân diễn biến phức tạp, sáng nay (4/4), Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh.
Theo Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trrồng, vật nuôi huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), hiện toàn huyện có 5 ha bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại, xuất hiện chủ yếu trên các trà lúa xuân muộn…
Thời tiết chưa thuận lợi trong khi bệnh đạo ôn gây hại trên nhiều diện tích lúa xuân ở Hà Tĩnh. Nguy hiểm hơn, hiện nay, một số trà lúa gieo cấy sớm đã “ngấp nghé” trổ bông, đẩy việc phòng trừ sâu bệnh vào thế cấp bách nhất…
Nhiều tháng nay, bà con nông dân Hà Tĩnh đang đau đầu với việc đối phó với nạn chuột phá hại lúa xuân. Đặt bẫy, dùng thuốc sinh học (bã), vây bắt… nhưng chuột vẫn đang tăng nhanh theo cấp số nhân, đe dọa mùa màng.
Số liệu từ Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, trên địa bàn đã có 610 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, tăng gấp 18 lần so với thời điểm cách đây 20 ngày. Điều đáng nói, bệnh không còn “bó hẹp” trong nhóm giống nhiễm mà lan rộng ra nhiều trà giống của lúa xuân...
Đến thời điểm này, trên địa bàn Hà Tĩnh có 32 ha lúa xuân bị nhiễm đạo ôn lá. Điều đáng nói, tất cả diện tích này đều tập trung vào các bộ giống nhiễm: P6, Xi23, NX30…