Vì sao nông dân Mai Phụ gặt... “lúa lạ”?!

(Baohatinh.vn) - Không như những cánh đồng lúa chín vàng khắp toàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), hàng chục ha lúa xuân của thôn Đồng Sơn - xã Mai Phụ vừa lép hạt vừa xạm đen...

Vì sao nông dân Mai Phụ gặt... “lúa lạ”?!

Nông dân thôn Đồng Sơn (xã Mai Phụ) đang trải qua mùa “lúa lạ”.

Theo chia sẻ của nhiều bà con nông dân, toàn bộ cánh đồng này cùng chịu nhiều tác động tiêu cực của thời tiết và sâu bệnh. Lúa trổ gặp đợt rét Nàng Bân (từ 5 - 10/4) khiến cho bông lép lửng.

Chưa hết, từ sau giai đoạn lúa trổ trở đi, cùng một lúc lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh bạc lá tấn công, thế nên lúa càng đến kỳ chín thì càng khô và xạm đen.

Vì sao nông dân Mai Phụ gặt... “lúa lạ”?!

Trải qua vụ mùa vất vả, kết quả nhận về là những bông lúa héo khô, lép hạt

Bà Nguyễn Thị Chuy (thôn Đồng Sơn) năm nay làm 3 sào thì cả 3 đều xảy ra hiện tượng hạt xạm đen, lép lửng, khô đầu lá vào thời điểm lúa chín.

“Thời điểm trước khi trổ bông, lúa sinh trưởng khá tốt, nhưng sau trổ ít ngày là lúa bắt đầu nhiễm sâu bệnh, hạt lem lép. Bệnh bạc lá “ăn” không trừ giống gì, từ giống mới Việt Hương Chiếm, BT 09 đến nhóm X, HT1... Làm nông nghiệp chỉ mong đến ngày thu hoạch, nhưng kết quả vụ lúa này không như mong đợi. Dù vậy, chúng tôi vẫn gặt, vớt vát được chừng nào hay chừng đó”, bà cho hay.

Vì sao nông dân Mai Phụ gặt... “lúa lạ”?!

Không ai nghĩ đây là cánh đồng vừa gặt xong.

Cùng thôn với bà Chuy, chị Lê Thị Ánh cũng huy động cả gia đình xuống đồng để gặt lúa bằng tay vì không dám bỏ tiền ra thuê máy gặt đập liên hợp do nhẩm tính năng suất thực thu trên sào ruộng chẳng còn bao nhiêu.

“Đây là vùng đồng sâu trũng nên gặp phải năm thời tiết khắc nghiệt thì nào chuột, nào bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá cùng lúc “dội” xuống, lúa thu về may lắm chỉ được khoảng 1,5 - 1,7 tạ/sào” - chị Ánh chia sẻ.

Vì sao nông dân Mai Phụ gặt... “lúa lạ”?!

Chị Lê Thị Ánh chẳng dám thuê máy gặt đập liên hợp vì sợ vụ mùa “lỗ vốn”.

Theo thống kê, có khoảng 22 ha lúa xuân của thôn Đồng Sơn (chiếm gần 65% diện tích canh tác toàn thôn) bị nhiễm do bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông và lép hạt.

Ông Trần Đình Long - Bí thư thôn Đồng Sơn cho biết: “Trên thực tế, đồng đất thôn Đồng Sơn nhiễm chua phèn nên bà con đã “đẩy” thời vụ gieo cấy trước 15 ngày so với lịch. Thế nên, từ sau lúa trổ thì liên tục gặp thời tiết bất lợi, xuất hiện nhiều loại sâu bệnh, nhất là bệnh bạc lá thì chưa năm nào bệnh xuất hiện nhiều, nhiễm diện rộng như năm nay. Tuy nhiên, công tác phòng trừ của bà con không được chú trọng nên bệnh càng phát triển và lan rộng”.

Vì sao nông dân Mai Phụ gặt... “lúa lạ”?!

Năng suất lúa bình quân ở Đồng Sơn sụt giảm, chỉ còn khoảng 1,5- 1,6 tạ/sào.

Hệ quả đó khiến năng suất bình quân vụ lúa 2020 của thôn Đồng Sơn sụt giảm còn khoảng 1,5 - 1,6 tạ/sào, nơi nào cao thì đạt khoảng 2 tạ/sào (giảm 0,5 tạ/sào so với mức bình quân các năm trước), thấp thua toàn xã từ 10 - 12 tạ/ha.

Vì sao nông dân Mai Phụ gặt... “lúa lạ”?!

Tuy vậy, người nông dân vẫn trân quý với những hạt gạo được “chắt” từ mồ hôi, công sức đổ trên cánh đồng.

Theo Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà, năm nay, bệnh bạc lá xuất hiện ở nhiều địa phương và khá khác thường vì các năm bệnh thường gây hại trong vụ hè thu. Tuy nhiên, nếu phòng trừ tốt và bệnh xuất hiện từ giai đoạn “lúa cúi bông” trở đi thì không ảnh hưởng quá lớn đến năng suất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.