Huyện lúa ở Hà Tĩnh bội thu vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, khi lúa xuân ở nhiều địa phương đang vào giai đoạn chín sáp thì trên những cánh đồng ở Đức Thọ, mùa gặt đã trở về. Đây là địa phương đầu tiên ở Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch…

Huyện lúa ở Hà Tĩnh bội thu vụ xuân

Lúa xuân ở Đức Thọ bắt đầu bước vào vụ thu hoạch từ ngày 26/4.

So với mọi năm, vụ thu hoạch lúa xuân năm nay ở Đức Thọ đến sớm hơn 10 ngày. Lúa vượt qua mấy “cửa ải” về tác động của thời tiết bất thường, nguy cơ dịch bệnh tấn công… đã bật lên gam màu vàng tươi, bội thu.

Bà Đinh Thị Đào (thôn Trung Thành, xã Lâm Trung Thủy) bắt đầu thuê máy ra đồng gặt lúa từ hôm qua. Lúa chín đến đâu, lòng bà như nhẹ nhõm, trút bỏ được nỗi lo lắng vì một mùa vụ nhiều khó khăn.

“Nhà tôi làm 5 sào giống Nếp 98 và P6, đầu vụ lo lắng về sâu bệnh nhưng thật may đều vượt qua. Năm nay, thu hoạch sớm hơn, lúa được nắng, được mùa, năng suất ước chừng 3,2-3,3 tạ/sào. Khoảng 1 tuần nữa, nhà tôi sẽ thu hoạch xong vụ lúa xuân”.

Huyện lúa ở Hà Tĩnh bội thu vụ xuân

Bà Đinh Thị Đào phấn khởi vì dù trải qua mùa vụ vất vả nhưng kết quả được mùa.

Tranh thủ thời điểm “vàng”, thời tiết vừa trải qua đợt không khí lạnh cuối vụ, trời nắng ráo nhưng không quá gay gắt, bà con nông dân Đức Thọ rộn ràng xuống đồng thu hoạch. Lúa chín sớm, những chiếc máy gặt đập liên hợp vì thế mà cũng không mấy vội vã vì mùa vụ cập rập.

Vợ chồng ông Võ Viết Hợp (thôn Trung Khánh, xã Lâm Trung Thủy) phấn khởi: “Gia đình tôi làm 1,2 mẫu ruộng, may nhờ dịp trổ gặp thời tiết tốt nên lúa rất đẹp, sạch sâu bệnh. Trong ngày đầu tiên, gia đình thu hoạch được 4 sào với bình quân năng suất đạt 3 - 3,2 tạ/sào. Năm nay được mùa, được cả thời vụ, đúng dịp thu hoạch thì nắng ấm trở lại, thuận lợi cho việc vừa gặt gọn, vừa trau phơi nên chúng tôi vui lắm!”.

Huyện lúa ở Hà Tĩnh bội thu vụ xuân

Vợ chồng ông Võ Viết Hợp ở thôn Trung Khánh cũng hào hứng đón nhận những thành quả đầu tiên của mùa gặt

Vụ xuân năm nay là vụ sản xuất đặc biệt, biểu đồ thời tiết theo hình “sin”, mưa rét kéo dài đến tận cuối vụ đã đe dọa quá trình sinh trưởng của lúa và tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm như: đạo ôn, rầy…

Ba tháng qua, địa phương chuyên canh lúa Đức Thọ đã phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, bám sát từng giai đoạn sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh đúng kỳ để giành thắng lợi vụ lúa xuân 2020.

Huyện lúa ở Hà Tĩnh bội thu vụ xuân

Nhờ có máy gặt đập liên hợp, tiến độ thu hoạch của người nông dân được đẩy nhanh

Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy Phan Đăng Đức cho biết: “Vụ xuân 2020, xã Lâm Trung Thủy sản xuất hơn 900 ha lúa (chiếm khoảng 15% tổng diện tích toàn huyện) với cơ cấu 50% là giống P6. Đây là giống lúa giá trị cao nhưng rất khó làm và dễ nhiễm sâu bệnh, do vậy mà quá trình chỉ đạo sản xuất liên tục được bổ cứu.

Đến nay, toàn xã đã thu hoạch được 15% diện tích. Chúng tôi một mặt chỉ đạo thúc đẩy tiến độ thu hoạch vụ xuân, vừa tiếp tục bổ cứu về công tác chỉ đạo để chuẩn bị cho vụ hè thu sắp tới”.

Cùng với Lâm Trung Thủy, những vùng trọng điểm lúa lúa ở các xã Bùi La Nhân, Quang Vĩnh, Tân Dân, An Dũng… cũng đang bắt đầu vào mùa gặt mới. Màu lúa chín đã phủ khắp các cánh đồng, những chiếc máy gặt đập liên hợp ầm ù chạy băng băng liền mạch nhờ vào việc cơ cấu những cánh đồng liền vùng, liền thửa; cánh đồng 1 giống. Toàn huyện Đức Thọ có khoảng 1.200 ha, cơ cấu thành 35 cánh đồng lớn.

Huyện lúa ở Hà Tĩnh bội thu vụ xuân

Quy hoạch những vùng sản xuất lúa tập trung càng tăng cao năng suất và giá trị hàng hóa cho những vựa lúa ở Đức Thọ

Bên cạnh những dòng giống mang thương hiệu của vùng thâm canh bậc nhất tỉnh này như: P6, Nếp 98… thì huyện Đức Thọ thường xuyên tìm lọc bộ giống chất lượng mới, sẵn sàng nguồn bổ sung cơ cấu chủ lực như: Thái Bắc 1798, ADI 168, Bắc hương 9 và ST 24.

Ông Nghiêm Sỹ Đông - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ, cho biết: “Hiện nay, các trà lúa xuân chín sớm đã bắt đầu bước vào thu hoạch, năng suất bình quân đạt 6,2 tấn/ha. Để đảm bảo thu hoạch tập trung vụ lúa xuân 2020, huyện đã chỉ đạo các địa phương huy động máy gặt, tranh thủ thời gian nắng ráo, lúa chín tới đâu gặt tới đó, nhất là đối với những trà sau 30/4. Tiếp đó, sẵn sàng phương án sản xuất hè thu như: thực hiện quy trình cho “đất nghỉ” sau vụ xuân, chuẩn bị giống lúa ngắn ngày cơ cấu vụ hè thu theo chỉ đạo của tỉnh”.

Trong 3 ngày đầu tiên, toàn huyện Đức Thọ đã thu hoạch xong 7% diện tích (trên 300 ha) và dự kiến vụ xuân sẽ kết thúc vào khoảng 15/5 tới. Một mùa lúa bội thu đang trở về với nông dân Đức Thọ…

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.